THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là khoảng thời gian pháp luật cho phép thực hiện quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Quá trình này phải đảm bảo hiệu quả, chính xác nhưng đồng thời cũng phải nhanh chóng để tránh bỏ lọt tội phạm và kịp thời khắc phục hậu quả cũng như bồi thường các thiệt hại xảy ra trên thực tế. Cùng tìm hiểu về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây cùng Luật Vì Chân Lý THEMIS nhé.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm Pháp luật mà họ đã thực hiện.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của tội phạm như sau:

Tội phạm ít nghiêm trọng

Thời hiệu truy cứu TNHS là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

Trong đó, tội phạm ít nghiệm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm (điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Tội phạm nghiêm trọng

Thời hiệu truy cứu TNHS là 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù (điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Tội phạm rất nghiêm trọng

Thời hiệu truy cứu TNHS là 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Thời hiệu truy cứu TNHS là 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tìm hiểu thêm về: PHÂN LOẠI TỘI PHẠM.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm nào?

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 27 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 250 triệu đồng vào ngày 22/03/2023. Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình được tính từ ngày 22/03/2023.

Trường hợp đang trong thời hạn truy cứu trách nhiệm vừa nêu ở mục trên, người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới mà hành vi này được Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 01 năm tù trở lên, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 250 triệu đồng vào ngày 22/03/2023. Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến ngày 04/12/2023, A thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Đối với tội cướp giật tài sản, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh này là tù chung thân. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tính từ ngày 04/12/2023.

Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình tính lại kể từ khi người phạm tội ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 250 triệu đồng vào ngày 22/03/2023. Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đó, A đã bỏ trốn khỏi địa phương để trốn tránh trách nhiệm. Đến ngày 01/04/2023, A bị công an bắt giữ. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày 01/04/2023.

Những trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Những trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 28 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm