Mua nhà bằng hợp đồng chuyển nhượng viết tay thì có giá trị hay không ?

Chị C đến với vichanly xin được tư vấn về việc đã mua nhà nhưng chỉ bằng hợp đồng viết tay, qua trao đổi và xuất trình tài liệu chứng cứ nội dung sự việc tóm tắt như sau: Chị C có mua miếng đất nhưng chỉ có giấy tờ viết tay , chị có trích lục bản vẽ và đóng thuế đất đầu năm 2018 thì có làm GCNQSDĐ được không? Và có sợ bị tranh chấp không, xung quanh đều giấy tờ tay.

Chị C đến với Vichanly xin được tư vấn về việc đã mua nhà nhưng chỉ bằng hợp đồng viết tay, qua trao đổi và xuất trình tài liệu chứng cứ nội dung sự việc tóm tắt như sau:

Chị C có mua miếng đất nhưng chỉ có giấy tờ viết tay , chị có trích lục bản vẽ và đóng thuế đất đầu năm 2018 thì có làm GCNQSDĐ được không? Và có sợ bị tranh chấp không, xung quanh đều giấy tờ tay.

LUẬT SƯ TƯ VẤN

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Vichanly Law. Vấn đề của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo, Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 :

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Theo quy định nêu trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những điều kiện bắt buộc để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai (là trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất… đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam) hoặc trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai. Theo đó, người bán cho chị thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý thì việc mua nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu có một số hạn chế, rủi ro sau:

Thứ nhất, theo quy định của Luật Dân sự 2015, với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy… thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải lập thành văn bản, phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, bên mua có trách nhiệm liên hệ với cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản để thực hiện thủ tục trước bạ sang tên.

Theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà ở khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do vậy, việc mua bán đối với nhà ở chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ có thể là hợp đồng viết tay.  

Trường hợp có tranh chấp thì việc mua bán nhà viết tay sẽ bị vô hiệu. Điều 137 Bộ luật dân sự quy định “khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Thứ hai, tài sản không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên rất khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc tài sản, do vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua không thể biết được khi giao dịch hợp đồng. Có thể ví dụ một vài trường hợp hay gặp như: nhà xây trên đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất phần trăm, đất nông nghiệp, thậm chí một vài trường hợp nhà xây trên đất đã có quyết định thu hồi. Do vậy sau khi mua chủ mới có thể phải đối mặt với tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.

Do đó, để có thể thực hiện việc mua bán đất một cách hợp pháp, đảm bảo các quyền lợi của mình cũng như hạn chế các rủi ro khi giao dịch, chị cần yêu cầu người bán thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại ủy ban xã, phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Sau khi bên bán được cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, thì chị thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ (sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

        Sau khi được Công ty tư vấn chị C rất hài lòng và an tâm. Chị mong có thể nhận được sự giúp đỡ của Công ty. Kết quả cuối cùng của vụ việc sẽ được chúng tôi cập nhật trong các bài viết sau …

 MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

 

Hotline: 03.2518.2518 / 0937.854.000

FB: Luatsuthanhdat / Luật Vichanly Law

Zalo : 03.2518.2518 / 0937.854.000 

Địa chỉ:

CS1: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

CS2: Phòng 1810, tòa HH1A, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm