GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH

Giết người trong trạng thái tâm lý bất ổn, hoang mang sau khi bị chèn ép, đè nén lâu dài khác gì với giết người trong trạng thái bình thường và có chủ đích? Hành vi này bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu về tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Vì Chân Lý THEMIS.

Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trạng thái tâm lý phức tạp khiến người phạm tội không thể tự chủ và kiểm soát được hành vi của mình. Trạng thái này thường xuất hiện do bị tác động bởi những yếu tố khách quan bên ngoài.

Sự kích động mạnh thường xuất phát từ một sự kiện cụ thể, thường là một hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc nhiều hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong 1 khoảng thời gian dài. Đây có thể là một hành vi tấn công, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc tâm lý của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Những hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã đè nén tinh thần và gây ra tình trạng tâm lý không ổn định, hoảng loạn, căng thẳng dẫn đến giảm khả năng nhận thức và mất kiểm soát hành vi ở người phạm tội, khiến họ thực hiện hành vi vi phạm Pháp luật khác đối với nạn nhân. Trong trường hợp này là hành vi giết người, tước đoạt mạng sống của nạn nhân, người gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Lưu ý:

Đối với trường hợp người phạm tội sử dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh, nếu nạn nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng mà người phạm tội vẫn thực hiện hành vi giết người, thì không được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trường hợp này phải xem xét đến hoàn cảnh, tính chất, mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác liên quan đến hành vi giết người của người phạm tội (bối cảnh, thời gian, nguyên nhân, mối quan hệ với nạn nhân…)

Tìm hiểu thêm về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong bài viết: CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH.

Căn cứ pháp lý

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”.

Cấu thành tội phạm

- Về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Đồng thời chủ thể phải đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại thời điểm thực hiện hành vi giết người.

Tìm hiểu thêm về

NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

- Về mặt chủ quan:

+ Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

Trong đó, theo quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội mà khi đó, người phạm tội nhận thức rõ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi giết người. Đồng thời, người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi là tước đoạt mạng sống của nạn nhân và mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế.

Cố ý phạm tội gián tiếp là người phạm tội nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, tuy người phạm tội không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Mục đích thực hiện hành vi của người phạm tội là nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân.

- Về mặt khách thể:

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Về mặt khách quan:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này hành vi giết người. Tuy nhiên cần phải có điều kiện là người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội phải đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đồng nghĩa với việc, hành vi này phải xuất phát từ 1 hành vi trái pháp luật nghiêm trọng khác của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Bản án tội giết người trong trạng tinh thần bị kích động mạnh

Bản án số: 11 ngày 16/12/2022 của TAND tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung vụ án:

Anh H và chị L kết hôn năm 2016 nhưng trong quá trình sinh sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, anh H thường xuyên đánh đập, chửi bới chị L. Ngày 11/02/2022, sau khi đã xảy ra mâu thuẫn từ buổi chiều, đến khoảng 18h, sau khi dọn hàng xong, L đến nhà bà G để lấy tiền hàng. H đi tìm L, thấy L đang ở nhà bà G nên đã bảo L lên xe để chở về nhưng L không đồng ý thì H tát vào mặt L, dùng tay nắm đầu tóc L lôi đến chỗ dựng xe máy. H ngồi lên xe máy, điều khiển xe chạy nhưng tay trái vẫn nắm tóc L, kéo L chạy theo đến mương. H đè đầu L xuống mương sau đó kéo giật trở lại, L ngã nằm ra đất thì tiếp tục bị H lôi lên xe về nhà. Toàn bộ quá trình này đã bị bà G dùng điện thoại để quay lại sự việc.

Về đến nhà, H tiếp tục đánh đập và chửi bới L thì được bà Đ (mẹ H căn ngăn). Sau khi H đi vào phòng ngủ, L sợ bị H đánh tiếp nên đã gọi điện cho anh trai là anh V để cầu cứu. Lúc này, bà G cũng đã đến nhà V và cho V xem video L bị H đánh khi nãy. V xem xong video thì bực tức và nhanh chóng có mặt tại nhà của H và L, cầm theo 1 con dao, V đi vào phòng H hỏi: “Vợ chồng làm gì mà đánh nhau um sùm vậy?”, H nói “Cái gì?”, V tiếp tục hỏi lại: “Vợ chồng làm gì mà đánh nhau um sùm miết vậy?” thì H nói “Mày muốn gì, bước ra đây”. H đang đi xuống phòng bếp thì bị V đi sau cầm dao đâm 2 nhát vào lưng, H bỏ chạy vào bếp, bà Đ và L chạy vào can ngăn thì V tiếp tục đâm 1 nhát vào hông bên trái và 1 nhát trúng đùi trái của H. Lúc này Trưởng Công an phường và bảo vệ dân phố tại địa phương đã có mặt và khống chế V, đưa H đi cấp cứu.

Quyết định của Tòa án:

Tuyên bố bị cáo V phạm tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

Áp dụng: khoản 1 Điều 125; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 57, Điều 65 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Xử phạt: Bị cáo V 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 2 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm