TỘI HIẾP DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự nhế thế nào? Hành vi như thế nào được coi là hiếp dâm? Hiếp dâm không thành có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý THEMIS sẽ phân tích quy định Pháp luật về tội danh này từ đó giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý:

Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luận;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Cấu thành tội phạm tội hiếp dâm

- Về chủ thể:

Chủ thể của tội hiếp dâm là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ điều kiện về TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ quy định tại Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều 12 như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123,…, 141 (Tội hiếp dâm)… của Bộ luật này.”.

Tìm hiểu thêm: NHƯ THẾ NÀO LÀ TỘI PHẠM RẤT NGHIỆM TRỌNG VÀ TỘI PHẠM ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG?

- Về mặt chủ quan:

Tội hiếp dâm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm Pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hậu quả mà hành vi đó gây ra. Đồng thời, người phạm tội mong muốn hậu quả này sẽ xảy ra trên thực tế.

- Về mặt khách thể:

Tội hiếp dâm là tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác được Pháp luật và Hiến pháp bảo vệ.

- Về mặt khách quan:

Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã định nghĩa như sau:

+ “Giao cấu” là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập;

+ “Hành vi quan hệ tình dục khác” là những hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính, bao gồm đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; dùng ngón tay, ngón chân, lưỡi…, dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác;

+ “Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân” là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được; hoặc người bị hại bị say bia, rượu, bị sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê, thuốc kích thích; hoặc người bị hại bị tâm thần, bị bệnh khác dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thực, điều khiển hành vi;

+ “Thủ đoạn khác” bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc thủ, thuốc mê, uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, cho thi đấu, cho biểu diễn… để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Hiếp dâm không thành có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đã quy định về trường hợp phạm tội chưa đạt như sau:

Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”.

Như vậy, còn tùy thuộc vào lý do mà hành vi hiếp dâm không thành để xác định hành vi hiếp dâm này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Trong trường hợp hành vi hiếp dâm không thực hiện được do những yếu tố khách quan bên ngoài, người thực hiện hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Nếu người này chuẩn bị thực hiện hành vi hiếp dâm nhưng xuất phát từ những yếu tố chủ quan mà dừng lại không tiếp tục thực hiện hành vi nữa thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015.

MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 


📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm