INCOTERMS 2020 CÓ BẮT BUỘC TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN KHÔNG?

Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thường bắt gặp những điều khoản như “FOB Hải Phòng Incoterms 2020” hay “CIF Los Angeles Incoterms 2020”. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn lúng túng với câu hỏi: Liệu có bắt buộc phải ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng không? Nếu không ghi thì có sao không? Hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
 

1. Incoterms là gì?

Incoterms (International Commercial Terms) - các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế, là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, nhằm xác định rõ trách nhiệm của người bán và người mua trong các giao dịch hàng hóa quốc tế: ai chịu rủi ro, ai lo vận chuyển, ai mua bảo hiểm, ai làm thủ tục xuất – nhập khẩu…

Phiên bản Incoterms 2020 là bản cập nhật mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, nó không phủ nhận các phiên bản cũ hơn. Vì vậy các phiên bản Incoterms khác như Incoterms 1936, Incoterms 1953, Incoterms Incoterms 1967, Incoterms 1976, Incoterms 1980, Incoterms 1990, Incoterms 2000, Incoterms 2010 vẫn còn hiệu lực. 

2. Incoterms có bắt buộc phải ghi trong hợp đồng không?

Incoterms không phải luật, không có tính chất bắt buộc trong tất cả các hợp đồng thương mại vì vậy sẽ không được tự động áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. 

Incoterms là quy tắc áp dụng theo thỏa thuận giữa các bên nên chỉ khi hai bên thống nhất lựa chọn các điều kiện giao hàng trong Incoterms để sử dụng trong hợp đồng thì các nội dung trong quy tắc mới bắt buộc các bên phải thực hiện theo.

3. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các điều kiện Incoterms

Incoterms chỉ quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro, nghĩa vụ thông quan, phương thức vận chuyển, chi phí bảo hiểm,...giữa bên bán và bên mua. Các nội dung như phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản bất khả kháng, số lượng chất lượng,... các bên tham gia hợp đồng cần thỏa thuận và đưa thêm vào hợp đồng.

Mỗi bên có thể thỏa thuận để tăng/giảm quyền lợi và trách nhiệm của mình nhưng cần giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng đã đưa vào hợp đồng.

Cần ghi rõ và chính xác điều kiện Incoterms để tránh rủi ro và tranh chấp về sau. 

4. Ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng như thế nào cho đúng?

Để tránh tranh chấp, doanh nghiệp nên ghi rõ:

[Tên điều kiện Incoterms] + [Địa điểm cụ thể giao hàng] + [Phiên bản Incoterms muốn áp dụng]

Ví dụ: 

- CIP Thành phố HCM, Việt Nam Incoterms 2020; 

- EXW 1234 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Incoterms 2020.

Lưu ý: nếu chỉ ghi "giá CIF" mà không nói rõ địa điểm và năm, thì điều kiện đó có thể bị vô hiệu trong tranh chấp.

5. Kết luận

Incoterms không bắt buộc phải ghi trong hợp đồng, nhưng nếu không có, thì khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị bất lợi. Việc ghi rõ điều kiện Incoterms đúng cách không chỉ là bảo vệ quyền lợi, mà còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong giao thương quốc tế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 17 TRẦN DUY HƯNG, PHƯỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI. 

CS2: PHÒNG 1936, TÒA NHÀ HH4C ĐƯỜNG LINH ĐƯỜNG, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm