MỘT SỐ LOẠI RỦI RO PHÁP LÝ PHỔ BIẾN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Khi bước vào sân chơi thương mại quốc tế, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với các yếu tố thị trường, tỷ giá hay logistics mà còn phải kiểm soát chặt chẽ các rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình thanh toán. Phương thức thanh toán nào cũng đều tiềm ẩn những điểm dễ xảy ra tranh chấp nếu doanh nghiệp không lường trước bằng điều khoản hợp đồng rõ ràng.
 

Rủi ro trong phương thức chuyển tiền (T/T)

Rủi ro của ngân hàng: Trong phương thức T/T, ngân hàng thường chỉ thực hiện chuyển tiền theo chỉ thị của nhà nhập khẩu mà không yêu cầu xuất trình bộ chứng từ liên quan đến giao dịch thương mại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là khi có yêu cầu kiểm soát ngoại hối hoặc để phục vụ mục đích kiểm toán nội bộ, ngân hàng có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh giao dịch mua bán. Nếu nhà nhập khẩu cố tình không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng từ, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, xác định tính hợp pháp của giao dịch và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo theo quy định.

Rủi ro của nhà nhập khẩu: Khi sử dụng phương thức T/T, nhà nhập khẩu phải chuyển tiền cho nhà xuất khẩu ngay khi nhìn thấy hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu chấp nhận rủi ro về chất lượng, số lượng hàng hóa.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn

Ở phương thức này, rủi ro chủ yếu thuộc về nhà nhập khẩu, trong phương thức nhờ thu trơn, nhà xuất khẩu gửi hối phiếu hoặc séc đến ngân hàng của mình và yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người mua thông qua ngân hàng của người mua. Do không có bảo lãnh từ các chứng từ hàng hóa, rủi ro cho người mua sẽ cao hơn so với phương thức nhờ thu chứng từ. Người mua có thể từ chối thanh toán nếu không nhận được hàng hóa như mong đợi hoặc có vấn đề về chất lượng .​

Nhờ thu kèm chứng từ

Bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ chịu một số rủi ro như sau:

- Nếu ngân hàng xử lý sai quy trình và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu trước khi bên nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ thanh toán (D/P) hoặc chấp nhận hối phiếu (D/A), rủi ro sẽ xảy ra với bên xuất khẩu. Sau khi nhận bộ chứng từ, nhà nhập khẩu có thể lấy hàng nhưng từ chối thanh toán, đặc biệt khi lô hàng có giá trị lớn.

- Vì ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của nội dung chứng từ, bao gồm chữ ký, con dấu, nên trong trường hợp chứng từ bị giả mạo chữ ký, đóng dấu giả, ngân hàng cũng không phát hiện và vẫn giao cho nhà nhập khẩu.

- Do bộ chứng từ được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng nhưng không có cơ chế bảo đảm tuyệt đối, việc chứng từ bị thất lạc một phần hoặc toàn bộ là có thể xảy ra. Nếu chứng từ bị mất, người nhập khẩu không thể lấy hàng (vì không có vận đơn), gây ra thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt với hàng hóa dễ hư hỏng hoặc giao dịch theo mùa vụ. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 17 TRẦN DUY HƯNG, PHƯỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI. 

CS2: PHÒNG 1936, TÒA NHÀ HH4C ĐƯỜNG LINH ĐƯỜNG, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm