ĐÃ ĐƯỢC TẶNG CHO ĐẤT CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU CHIA THỪA KẾ NỮA KHÔNG?

"Cả nhà cho mình hỏi chút. Trước đây ông bà nội còn sống thì đã cắt cho chú 1 phần diện tích và có sổ riêng rồi. Giờ ông bà mất đi không để lại di chúc gì. Nếu bán đất của ông bà đi chia cho các con thì chú ấy có đc chia phần nữa không?"

 

Xin cảm ơn các bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Vì Chân Lý Themis, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của các bạn bằng bài viết dưới đây:

Đầu tiên khi cha mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Người thừa kế theo luật định

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận disản.

Di sản thừa kế bao gồm những gì ?

Di sản để lại thừa kế gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Do đó, có thể hiểu di sản bao gồm tất cả những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản (động sản và bất động sản) mà người để lại thừa kế sở hữu.

Đất đai là bất động sản nhưng không thuộc sở hữu của các chủ thể khác Nhà nước nên đất đai không thể là di sản. Tuy nhiên, cá nhân có thể là người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên quyền sử dụng đất có thể là di sản thừa kế.

Di sản thừa kế là đất đai thì phân chia như thế nào ?

Về cơ bản, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng như vậy: dựa trên số người được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất thành các phần bằng nhau.

Thủ tục thừa kế không có di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất đai để lại theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.

Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).

Đất đai được để lại thừa kế trong trường hợp nào ?

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • “Quyền sử dụng đất” không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • ( Điều 188 Luật Đất đai 2013 )

Điều kiện được nhận thừa kế của người thừa kế

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Người Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất;
  • Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài không được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất.

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 thì:

  • Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

Trong trường hợp của gia đình bạn, người chú tuy đã được cắt cho một phần diện tích và có sổ đỏ riêng nhưng khi ông bà mất không để lại di chúc thì di sản để thừa kế vẫn được chia đều cho các đồng thừa kế theo luật định. Vì vậy người chú vẫn được chia phần thừa kế như bình thường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-PH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm