Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký các ngành nghề dự kiến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tên ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình hoạt động, dự án thường có thể mở rộng, đa dạng hơn lĩnh vực hoạt động dẫn đến việc phải bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh (Mục tiêu, quy mô của dự án) trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vậy thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký các ngành nghề dự kiến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tên ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình hoạt động, dự án thường có thể mở rộng, đa dạng hơn lĩnh vực hoạt động dẫn đến việc phải bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh (Mục tiêu, quy mô của dự án) trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vậy thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
2. Điều kiện bổ sung ngành nghề đăng ký đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư được bổ sung ngành nghề đăng ký đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).
4. Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho nhà đầu tư.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
- Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-QN-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.