Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật, trong đó có yêu cầu về giấy phép lao động. Việc không có giấy phép sẽ dẫn đến các hình thức xử phạt, ảnh hưởng đến cả người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động.
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý cho phép người lao động mang quốc tịch nước ngoài được làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp.
Điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 151 Bộ luật lao động 2019, giấy phép lao động là một trong những điều kiện bắt buộc đối với hầu hết người lao động nước ngoài khi vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Để được cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải thoả mãn các điều kiện dưới đây:
- Người nước ngoài phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có công ty/tổ chức trong nước hoặc quốc tế Việt Nam nhận vào làm việc theo Hợp đồng lao động hoặc theo diện di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp được doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam tiếp nhận làm việc;
- Có đầy đủ trình độ, hồ sơ và giấy tờ để xin cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có thị thực nhập cảnh Việt Nam và đăng ký tạm trú theo quy định của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
- Trong quá trình làm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép, người lao động và doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
- Đối với người lao động nước ngoài, bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, và trục xuất người lao động về nước.
- Đối với người sử dụng lao động, bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng tuỳ thuộc vào số lượng người lao động vi phạm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-TT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI