HƯỚNG DẪN VIẾT DI CHÚC (PHẦN 2)

hướng dẫn viết di chúc (phần 2)

        Những điều cần biết về Di chúc miệng:

        Di chúc miệng là sự bày tỏ bằng lời nói về ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.

Căn cứ theo Điều 629 Bộ luật dân sự 2015: Khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Điều kiện để Di chúc miệng có hiệu lực:

+ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

+ Người lập di chúc miệng phải từ đủ 18 tuổi trở lên; không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi; không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015: Di chúc miệng là việc người định đoạt tài sản để lại bằng miệng và phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình bằng miệng.

      Như vậy, với những người khuyết tật, cụ thể ở đây là người câm không thể biểu hiện ý kiến qua lời nói mà phải qua hành động, cử chỉ sẽ không thể lập di chúc miệng. Và hiện tại, văn bản hiện hành chỉ yêu cầu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người làm chứng một cách trực tiếp chứ chưa đồng ý việc thể hiện ý chí thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, bộ đàm 

+ Di chúc miệng cần phải có đầy đủ nội dung thiết yếu như:

· Di sản để lại là gì?

· Ai, tổ chức, cơ quan nào được hưởng di sản đó?

Ngoài ra, Di chúc miệng có thể có các nội dung khác như người lập di chúc chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại,… của mình sau khi qua đời.

- Khi nào di chúc miệng mất hiệu lực?

+ Người lập di chúc còn sống sau 3 tháng kể từ thời điểm làm di chúc miệng.

+ Người lập di chúc miệng vẫn còn minh mẫn, sáng suốt.

Với điều kiện này, di chúc miệng được lập ra, cho dù người lập di chúc miệng còn sống nhưng không đủ minh mẫn, sáng suốt thì hiệu lực của di chúc vẫn phát sinh sau khi người lập di chúc miệng chết; Thật ra rất khó xác định được người di chúc miệng còn minh mẫn sáng suốt hay không vì đây là các yếu tố bên trong cá nhân, không thể định lượng mà có thể định tính.

 

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng  
Địa chỉ
Điện thoại  
Email    
Nội dung yêu cầu 
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm