1. Sống thử là gì? Sống thử là việc hai người nam, nữ có quan hệ tình cảm với nhau và sống chung với nhau như vợ chồng mà không có bất cứ ràng buộc nào theo quy định của pháp luật (như là giấy đăng ký kết hôn). 2. Những hậu quả về việc “sống thử” mang lại
Không phải là vợ/chồng chính thức vì thế sẽ không được pháp luật hôn nhân bảo vệ:
- Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.
- Nếu mà vi phạm nguyên tắc chung thủy thì có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, do vậy những người thứ ba có thể bị pháp luật vào cuộc để xử lý, chấn chỉnh.
- Tuy nhiên, sống thử thì không có quan hệ hôn nhân cho nên là không bị pháp luật ràng buộc, tức là trên danh nghĩa bạn vẫn còn đang độc thân và người yêu của bạn cũng vậy. Mà người độc thân thì có thể bắt đầu với tất cả các mối quan hệ bất kì cùng ai mà họ muốn?
Sẽ có những rắc rối trong việc làm thủ tục khai sinh cho con:
- Không ít trường hợp sống thử mang thai ngoài ý muốn, nhưng vì chưa đăng ký kết hôn vì vậy thủ tục khai sinh sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Những trường hợp sống thử thì không có giấy này nên căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ đã nêu rõ, trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
- Do vậy, trong trường hợp người cha không muốn nhận đứa trẻ đó thì đứa trẻ đó sẽ mặc nhiên theo họ mẹ, trường hợp người cha muốn con thì phải cung cấp chứng cứ chứng minh được quan hệ cha con.
Có sự khó khăn trong việc phân chia tài sản:
Việc chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận nên việc giải quyết hậu quả về tài sản và quyền nuôi con khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Do không có quan hệ vợ chồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:
- Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó.
- Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-MD-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.