ĐÒI LẠI ĐẤT BỊ LẤN, CHIẾM

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, kiện đòi lại đất bị lấn chiếm là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai ghi nhận. Việc lấn chiếm đất của người khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Nhưng trên thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là các trường hợp hàng xóm có những thửa đất liền kề nhau đã lấn chiếm đất của nhau. Theo phap luật, người sử dụng đất hợp pháp được quyền yêu cầu tòa án buộc người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản của mình. Như vậy, trong trường hợp đất bị lấn chiếm thì phải làm thế nào để đòi lại? Hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây

 

   Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, kiện đòi lại đất bị lấn chiếm là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai ghi nhận. Việc lấn chiếm đất của người khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Nhưng trên thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là các trường hợp hàng xóm có những thửa đất liền kề nhau đã lấn chiếm đất của nhau. Theo phap luật, người sử dụng đất hợp pháp được quyền yêu cầu tòa án buộc người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản của mình. Như vậy, trong trường hợp đất bị lấn chiếm thì phải làm thế nào để đòi lại? Hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Thứ nhất, Đất lấn chiếm là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

- Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

·        Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

·        Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

·        Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Theo đó, đất lấn, chiếm là diện tích đất có được do hành vi lấn đất, chiếm đất của cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, muốn đòi lại đất bị lấn chiếm thì phải làm như thế nào?

   Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Khi lấn chiếm đất đai thì người lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm. Vậy nên, người bị lấn chiếm đất có thể thực hiện thủ rục sau để đòi lại đất mà mình bị lấn chiếm.

*Thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở

       Theo quy định tại Khoản 3 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

 - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

   Như vậy, để đòi lại phần đất bị lấn chiếm thì trước hết các bên cần tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất theo quy định.

+ Trường hợp hòa giải không thành thì người bị lấn chiếm sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

 + Trong trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

*Thực hiện thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

   Khi việc hòa giải của hai bên diễn ra không thành, bên bị lấn chiếm đất muốn buộc bên lấn chiếm phải trả lại đất, thì bên bị lấn chiếm (người khởi kiện) cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

- Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định.

- Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.

- Thực hiện xét xử sơ thẩm.

- Thực hiện xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi về vấn đề muốn đòi lại đất bị lấn chiếm thì phải làm như thế nào?

-PA-

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: SỐ 29, TỔ 8, PHƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm