HUNG KHÍ NGUY HIỂM LÀ GÌ?

Mặc dù đã có định nghĩa và hướng dẫn về hung khí nguy hiểm nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có những vật dụng quen thuộc, không hề gây hại, đặt trong tình huống đặc biệt, chúng lại trở thành hung khí nguy hiểm. Vậy, hung khí nguy hiểm là gì? Làm thế nào để xác định được 1 đồ vật có phải là hung khí nguy hiểm hay không? Cùng trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

“Hung khí nguy hiểm” được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 134 (TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC) là như thế nào?

Dùng hung khí nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP, “Dùng hung khí nguy hiểm… là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Vũ khí là gì?

Khái niệm vũ khí đã được giải thích trong Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau: “Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất bao gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự”.

Theo đó, khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định 47/NĐ-CP ngày 12/08/1996) quy định về vũ khí bao gồm:

- Vũ khí quân dụng là những vũ khí sử dụng cho mục đích quốc phòng – an ninh như: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ; các loại đạn, mìn, lựu đạn…

- Vũ khí thể thao là những vũ khí dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao như: Các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng, súng hơi,…

- Súng săn: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng, tự động hoặc không tự động, súng hơi, súng kíp, súng tự chế và các loại đạn…

- Vũ khí thô sơ: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn và các loại vũ khí khác do Bộ Nội vụ quy định.

Phương tiện nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003, phương tiện nguy hiểm là “công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn,…

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ,…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt,…

Các câu hỏi thường gặp về hung khí nguy hiểm

Mặc dù đã có định nghĩa và hướng dẫn về hung khí nguy hiểm nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có những vật dụng quen thuộc, không hề gây hại, đặt trong tình huống đặc biệt, chúng lại trở thành hung khí nguy hiểm.

Chai bia có phải hung khí nguy hiểm không?

Chai bia được coi là phương tiện nguy hiểm vì khi đập vỡ sẽ tạo thành những mảnh sắc, nhọn mà người phạm tội có thể sử dụng để gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bị hại.

Vì thế, chai bia trong trường hợp này là hung khí nguy hiểm.

Gậy có phải hung khí nguy hiểm không?

Theo các phân tích ở trên, gậy được coi là một trong số những vật có sẵn trong tự nhiên có thể trở thành hung khí nguy hiểm, trong trường hợp người phạm tội dùng gây gây ra những vết thương nghiêm trọng tại những vị trí trọng yếu trên cơ thể nạn nhân.

Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm không?

Đối với mũ bảo hiểm, chỉ các loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn mới có thể là phương tiện nguy hiểm vì người phạm tội có thể sử dụng chúng để gây thương tích lên cơ thể hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị hại.

Điếu cày có phải là hung khí nguy hiểm không?

Điếu cày thường được làm bằng gỗ hoặc sắt, có dáng thuôn dài, có thể sử dụng như gậy nên điếu cày được coi là phương tiện nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của 
Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai


 

    
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm