TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên được quy định trong pháp luật hình sự nhằm đảm bảo vừa xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, vừa bảo vệ và giáo dục người chưa thành niên để họ sửa chữa sai lầm và tái hòa nhập xã hội. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới cùng Luật Vì Chân Lý!

1.    Khái niệm:

Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên là trách nhiệm mà người chưa thành niên phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

2.    Đặc điểm của người chưa thành niên

Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, giáo dục, cải tạo…

3.    Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Theo quy định tại Điều 91 BLHS 2015 thì các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên phạm tội và việc xử lý chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đây là nguyên tắc định hướng, nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành một hoạt động liên quan đến việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định đó là tốt nhất cho trẻ em trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. đồng thời nguyên tắc này có ý nghĩa định hướng cho người tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với người chưa đủ 18 tuổi, nhằm tìm ra biện pháp xử lý phù hợp nhất đối với họ.

Thứ hai, nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

Khi người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể thì không phải mọi trường hợp đều bị truy cứu TNHS mà chỉ truy cứu trong trường hợp cần thiết. Điều đó có nghĩa là trường hợp người tiến hành tố tụng cân nhắc nếu xét thấy cần thiết thì truy cứu TNHS, nếu không cần thiết thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra đồng thời ra quyết định áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với họ.

Thứ ba, tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không đạt hiệu quả.

BLHS 2015 quy định, khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội, tòa án trước hết phải cân nhắc để áp dụng việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và chỉ áp dụng hình phạt nếu các biện pháp này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Đồng thời, thời hạn tù cần được xác định sao cho vừa đủ để giáo dục, phục hồi đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở cân nhắc toàn diện điều kiện và hoàn cảnh phạm tội cũng như thân nhân của họ.

Thứ tư, không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi; hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc này cụ thể hóa nguyên tắc “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục. Theo đó, cần phải cấm áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì đây là 2 hình phạt đặc biệt nghiêm khắc (một hình phạt có nội dung loại trừ người phạm tội khỏi đời sống xã hội và một hình phạt có nội dung cách ly người phạm tội khỏi môi trường xã hội không thời hạn). Để phù hợp với nguyên tắc “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục” cũng cần hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn cũng như không được áp dụng thêm hình phạt bổ sung.

Thứ năm, án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm thể hiện thái độ chấp hành pháp luật không tốt của người phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của rất nhiều tội phạm và là tình tiết tăng nặng TNHS. Trong trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tòa án phải quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp không phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

4.    Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

·       Khiển trách:

·       Hòa giải tại cộng đồng:

·       Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

5.    Các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét cần phải cách ly họ ra khỏi môi trường gia đình- xã hội để giáo dục và cải tạo họ thành công dân có ích.

Khi quyết định biện pháp tư pháp này, tòa án cần xem xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và môi trường sống của người đó. Thời hạn của biện pháp giáo dục trường giáo dưỡng là từ 1 năm đến 2 năm.

Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội hoặc có những vi phạm pháp luật khác. Tuy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người chưa thành niên phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải cách li ra khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hóa và nghề nghiệp. Tại đây, họ được học tập, rèn luyện để trờ thành công dân tốt trong tương lai.

Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 97 BLHS).

6.    Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của người chưa thành niên, yêu cầu của việc phòng chống tội phạm, nguyên tắc nhân đạo XHCN, theo quy định tại Điều 98 BLHS 2015 thì các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm:

·       Cảnh cáo.

·       Phạt tiền.

·       Cải tạo không giam giữ.

·       Tù có thời hạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm