THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN

Doanh nghiệp tư nhân dễ thành lập nhưng tồn tại nhiều hạn chế như không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và khó khăn trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi sang công ty cổ phần để có tư cách pháp nhân, được chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp và có khả năng huy động vốn linh hoạt thông qua việc phát hành cổ phần. Vậy việc chuyển đổi này được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần theo quy định pháp luật.
 

Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 và Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần được quy định như sau:

- Cam kết bằng văn bản của chủ DNTN về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

- Thỏa thuận bằng văn bản của chủ DNTN với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

- Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ DNTN với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; (đối với các trường hợp chuyển nhượng vốn hoặc tặng cho cá nhân, tổ chức khác)

- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu trước đó doanh nghiệp chưa đăng ký số điện thoại).

- Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần.

- Điều lệ công ty cổ phần.

- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách nộp hồ sơ:

- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty;

- Nộp qua mạng thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả

- Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và tiến hành nộp lại hồ sơ. 

Bước 4:  Các bước khác sau chuyển đổi

- Đăng bố cáo công khai về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh (Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Quản lý thuế 2019) bao gồm: nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019) trong vòng 10 ngày làm việc kể từ

- Khắc lại con dấu pháp nhân.

- Làm lại biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có).

- Thông báo cho khách hàng, đối tác về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

- Cập nhật lại thông tin trên chữ ký số, tài khoản thuế điện tử, tài khoản hải quan, bảo hiểm xã hội.

- Đăng ký lại thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

- Thay đổi thông tin trên chứng chỉ, giấy phép con, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-XH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI


Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm