Bạn đang muốn thành lập công ty, doanh nghiệp xây dựng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Để thành lập 1 công ty xây dựng, bạn cần thực hiện những thủ tục và tuân theo quy định pháp luật có liên quan khác. Tìm hiểu những thông tin cần biết trước khi tiến hành thành lập công ty xây dựng qua bài viết dưới đây cùng Luật Vì Chân Lý.
Điều kiện để thành lập công ty xây dựng
Điều kiện về công ty xây dựng
Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định về đăng ký doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp.
Tham khảo thêm về GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp xây dựng
Người thành lập doanh nghiệp xây dựng cần đảm bảo điều kiện chung cho tất cả ngành nghề khi thành lập công ty và điều kiện chuyên ngành của lĩnh vực xây dựng.
Điều kiện chung cho chủ thể mở công ty được quy định tại Luật doanh nghiệp như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
(quy định tại khoản 2 Điều Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020)
Điều kiện riêng lĩnh vực xây dựng mà chủ doanh nghiệp cần đáp ứng quy định tại Luật xây dựng như sau:
“Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.
4a. Tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.”
Điều kiện riêng lĩnh vực xây dựng là quá trình hậu kiểm, tức doanh nghiệp không cần chứng minh ở bước xin giấy đăng ký doanh nghiệp xây dựng. Cơ quan chuyên môn xây dựng (Bộ xây dựng, Sở xây dựng) sẽ có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành điều kiện tuân thủ của doanh nghiệp.
“Điều 159. Quản lý năng lực hoạt động xây dựng
1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.
3. Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định về điều kiện năng lực hoạt động của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.”
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty xây dựng
Như đã tư vấn phần 1, các chứng chỉ hành nghề điều kiện của tổ chức hành nghề xây dựng sẽ không bắt buộc chứng minh khi nộp hồ sơ thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư mà sẽ là điều kiện hậu kiểm của cơ quan quản lý xây dựng.
Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Để đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty xây dựng, bạn cần thực hiện thủ tục theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp
Trước hết, cần tiến hành đăng ký doanh nghiệp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm việc chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty và nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan quản lý doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh xây dựng
Căn cứ theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty xây dựng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao công chứng Giấy phép xây dựng (nếu có)
- Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh
- Giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người đại diện pháp lý
- Có thể có những yêu cầu bổ sung từ cơ quan quản lý, vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý doanh nghiệp hoặc phòng đăng ký kinh doanh để biết thêm chi tiết.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh xây dựng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc Phòng đăng ký doanh nghiệp tại nơi đặt cơ sở kinh doanh.
Phương thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Nộp qua dịch vụ bưu chính VNPost
- Nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công về Đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Chờ xét duyệt và nhận kết quả
Sau khi gửi hồ sơ, bạn cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt tình trạng xử lý.
Thời gian hoàn tất thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho công ty xây dựng có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thành phố và cơ quan quản lý cụ thể. Thông thường, quy trình này kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
Trong thời gian này, hồ sơ của bạn sẽ được xem xét cẩn thận để đảm bảo tất cả các yêu cầu và điều kiện đã được đáp ứng. Nếu không phát sinh vấn đề nào, thủ tục sẽ được hoàn tất và bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh cho công ty xây dựng.
Một số câu hỏi liên quan khi Thành lập công ty xây dựng
Khi thành lập công ty xây dựng có cần đăng ký vốn điều lệ cao hay không?
Căn cứ Luật xây dựng thì ngành nghề xây dựng không yêu cầu vốn tối thiểu. Tuy nhiên, đối với nhôm ngành thi công thì có điều kiện về trang thiết bị đáp ứng hoạt động xây dựng nên quý khách cần tinh toán cụ thể để có thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động xây dựng sau khi thành lập doanh nghiệp.
Giám đốc công ty xây dựng có cần bằng cấp không?
Luật xây dựng không quy định giam đôc công ty xây dựng phải có bằng cấp chuyên ngành xây dựng mà công ty dự kiến hoạt động. Luật chỉ quy định cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chinh đối với hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn đối với hoạt động xây dựng của công ty thì cần giam đốc có bằng cấp, nếu giam đốc thuê người khác chịu trách nhiệm chinh về chuyên môn đối với hoạt động xây dựng của công ty thì người được thuê đó phải có bằng cấp theo luật yêu cầu.
Thành lập công ty xây dựng có cần chứng chỉ hành nghề không?
Luật xây dựng yêu cầu tổ chức hành nghề xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn. Đối với hồ sơ thành lập thì luật không yêu cầu chứng minh kèm theo. Sau khi thành lập trong quá trinh hoạt động cơ quan chuyên ngành sẽ kiểm tra chấp hành cũng như những giấy phép con liên quan hoạt động xây dựng thì công ty phải đảm bảo chứng chỉ hành nghề để được cấp.
Ngành nghề đăng ký thành lập công ty xây dựng có những ngành nào?
Căn cứ vào hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì lĩnh vực xây dựng có các ngành nghề sau:
Tất cả các hoạt động xây dựng công trình chung và xây dựng chuyên dụng cho các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Bao gồm xây mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các cấu trúc hoặc cấu kiện đúc sẵn trên mặt bằng xây dựng và xây dựng các công trình tạm.
Hoạt động xây dựng chung bao gồm: xây dựng nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công ích và công cộng khác, các công trình nông nghiệp … Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng bao gồm: đường xe ô tô, đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và các công trình thủy khác, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp, thoát nước, công trình công nghiệp, đường ống và đường dây điện, công trình thể thao… Các công việc này có thể tự thực hiện hay thuê ngoài. Một phần hoặc toàn bộ công việc có thể được thực hiện dưới dạng ký hợp đồng phụ với các nhà thầu khoán. Một đơn vị thực hiện xây dựng toàn bộ một dự án cũng nằm trong ngành này. Sửa chữa nhà ở và các công trình xây dựng dân dụng cũng nằm ở ngành này.
Ngành này gồm: xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở (ngành 41), xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng (ngành 42) và hoạt động xây dựng chuyên dụng nếu như các hoạt động này được thực hiện như là một phần của quá trình xây dựng (ngành 43).
Thuê thiết bị xây dựng có kèm người điều khiển được phân vào hoạt động xây dựng cụ thể được thực hiện với thiết bị.
Ngành này cũng gồm: Phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng dân dụng bằng cách sử dụng các phương tiện tài chính, kỹ thuật và vật chất để thực hiện các dự án xây dựng để bán. Nếu những hoạt động này được thực hiện không phải để bán mà để sử dụng (ví dụ: cho thuê hay sản xuất) thì đơn vị thực hiện hoạt động này không thuộc ngành xây dựng mà được xếp theo hoạt động tác nghiệp của đơn vị, ví dụ: bất động sản, công nghiệp chế biến…
Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ xin giấy phép con!
Số điện thoại: 0988265333 hoặc 0325182518 gặp Luật sư tư vấn dịch vụ xin giấy phép con
Email:vichanlylawfirm@gmail.com
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn.