Pháp lý bất động sản là yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu trong các giao dịch mua bán và đầu tư. Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề này thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp và rủi ro. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau từ công ty Luật Vì Chân Lý Themis để hiểu hơn về vấn đề này.
Pháp lý bất động sản là yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu trong các giao dịch mua bán và đầu tư. Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề này thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp và rủi ro. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau từ công ty Luật Vì Chân Lý Themis để hiểu hơn về vấn đề này.
1. Pháp lý bất động sản là gì
Pháp lý bất động sản được hiểu là những giấy tờ pháp lý có liên quan đến bất động sản. Đây là một trong các yếu tố quan trọng mà bạn đọc cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Pháp lý bất động sản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên khi thực hiện những giao dịch mua bán liên quan đến bất động sản, nhà nước quy định trình tự thủ tục và các loại giấy tờ pháp lý liên quan, để đảm bảo phù hợp với từng loại hình bất động sản.
Hiện nay, thị trường bất động sản đã xảy ra nhiều lùm xùm về pháp lý bất động sản, các dự án ma, dự án không được cấp phép… khiến nhiều nhà đầu tư gặp rủi ro lớn, thậm chí mất tiền oan khi chưa xem xét tính pháp lý của loại hình bất động sản. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về tính pháp lý liên quan đến giao dịch mua bán bất động sản trước khi tiến hành ký hợp đồng là vấn đề quan trọng giúp nhà đầu tư tránh được nhiều rủi ro.
2. Những giấy tờ pháp lý quan trọng bạn nên biết
Trước khi giao dịch bất kỳ một loại hình bất động sản nào cần phải tìm hiểu kỹ tính pháp lý bất động sản một cách đầy đủ và đúng nội dung các loại giấy tờ pháp lý liên quan, cơ bản sau:
2.1. Giấy phép kinh doanh và giấy phép đầu tư bất động sản
Là loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư. Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản phải đảm bảo:
– Được đóng dấu mộc đỏ của cơ quan có thẩm quyền và còn hiệu lực;
– Phải đúng lĩnh vực bất động sản và phải có chức năng xây dựng, đầu tư kinh doanh;
– Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và luật sư để tránh việc giấy phép kinh doanh bị làm giả.
2.2. Thẩm quyền giao đất
Điều 59 Luật đất đai năm 2013 có quy định:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất đối với tổ chức;
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
2.3. Văn bản nghiệm thu phần móng
Đây là văn bản được cấp khi phần móng của các công trình đã được hoàn thành. Văn bản này là cơ sở để cấp sổ hồng cũng như giấy phép xây dựng phần thân tiếp theo của dự án.
2.4. Sổ hồng/ Sổ đỏ
Sổ hồng hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, minh chứng cho tính pháp lý bất động sản. Sổ hồng thể hiện tính sở hữu của chủ thể đối với tài sản gắn liền với lô đất đó.
– Sổ hồng đứng tên ai thì người đó được nhà nước xác định có quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất. Người này sẽ có quyền thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, cho tặng (trường hợp vợ chồng đứng tên thì vợ chồng phải ký vào hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho đất).
– Sổ hồng có quy định thời gian sử dụng đất.
– Sổ hồng là cơ sở để thỏa thuận bồi thường trong trường hợp đất bị thu hồi làm dự án công cộng.
2.5. Giấy phép xây dựng
Muốn xây dựng bất kỳ một dự án bất động sản, bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Để được cấp phép thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt;
– Bảo đảm các quy định về ranh giới, hành lang bảo vệ các công trình công cộng, di sản văn hóa…;
– Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận;
– Bảo đảm khoảng cách quy định với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất…;
– Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
2.6. Phê duyệt 1/500
Phê duyệt 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
Bản đồ 1/500 cung cấp thông tin về tổng diện tích dự án, mật độ xây dựng dự án, hạ tầng giao thông, cách bố trí tiện ích, ranh giới hành chính và hình thể của dự án bất động sản.
2.7. Bảo lãnh từ ngân hàng
Là loại giấy tờ cần thiết để đảm bảo sự an tâm cho người mua dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Nếu có giấy bảo lãnh ngân hàng thì khi chủ đầu tư không có khả năng xây dựng thì ngân hang sẽ là tổ chức đứng ra hoàn tiền lại cho người mua.
2.8. Văn bản pháp lý bất động sản khác
– Giấy chứng nhận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư, căn hộ cao tầng.
– Giấy phép bảo vệ môi trường dùng để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện (xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Dự án nào không có giấy phép về môi trường thì sẽ không được bàn giao cho khách hàng sử dụng.
– Giấy tờ về thuế, phí: Thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà các chủ đầu tư cần phải thực hiện đối với Nhà nước. Khi chủ đầu tư dự án không hoàn thành nghĩa vụ hoặc trốn thuế sẽ dẫn đến dự án dừng hoạt động. Nhà nước sẽ truy thu và xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-NT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518 - 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.