BIỆN PHÁP TƯ PHÁP LÀ GÌ? CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Biện pháp tư pháp là gì? Các biện pháp tư pháp nào đang được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Biện pháp tư pháp là gì?

Trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành, chưa có khái niệm cụ thể về “Biện pháp tư pháp”. Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, thông qua 1 số quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể biện pháp tư pháp như sau:

Biện pháp tư pháp hình sự là các biện pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.

Như vậy, các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt mà chỉ là những biện pháp có tính chất hành chính, dân sự nhưng được quyết định và áp dụng trong vụ án hình sự. Các biện pháp này có thể được áp dụng chung đối với bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Các đặc điểm của biện pháp tư pháp

Thứ nhất, biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với các hình phạt chính.

Hậu quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp tư pháp là người phạm tội không bị coi là có án tích nếu như biện pháp tư pháp được áp dụng độc lập đối với người phạm tội mà không đi kèm theo các hình phạt chính.

Thứ hai, biện pháp tư pháp là 1 dạng của trách nhiệm hình sự và là 1 hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự trong văn bản của Cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền.

Các biện pháp tư pháp chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Như vậy, chỉ khi mà hành vi của người phạm tội có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì mới có thể xác định trách nhiệm hình sự. Từ đó mới có thể áp dụng các biện pháp tư pháp.

Thứ ba, khác với các hình phạt chính, biện pháp tư pháp có thể được áp dụng căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng.

Được hiểu là, các biện pháp tư pháp có thể có chức năng hỗ trợ cho hình phạt chính hoặc có thể thay thế cho hình phạt chính, phụ thuộc vào quyết định của Tòa án đối với người phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mình thực hiện.

Thứ tư, các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt thì chỉ có thể do Tòa án ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội và bị kết án. 

Các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự

Đối với cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự

Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

+ Vật, tiền do phạm tội, do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

+ Khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

+ Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Nếu vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này cũng có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu.

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

Người phạm tội bắt buộc phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của người này gây ra.

Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án có thể buộc người phạm tội phải bồi thường vật chất và công khai xin lỗi người bị hại.

- Bắt buộc chữa bệnh

Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc các bệnh làm mất năng lực trách nhiệm hình sự thì VKS hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa người thực hiện hành vi này vào 1 cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LÀ GÌ?

Trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, thì Tòa án căn cứ vào các kết luận giám định để ra quyết định đưa họ vào 1 cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại gây ra.

- Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện thêm 1 hoặc 1 số biện pháp sau:

+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Bam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước CNXHCN Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy;

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm