Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội. Đảng và Nhà nước cũng đã và đang rất chú trọng vào công cuộc phòng, chống tham nhũng. Vậy cụ thể, tham nhũng là gì? tham nhũng và tham ô khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý THEMIS sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và phân biệt tham nhũng với tham ô
Tham nhũng là gì?
Hành vi tham nhũng được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền đó vì vụ lợi.”.
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
“Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”.
Tham ô là gì?
Có thể thấy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng vừa nêu trên, tham ô là 1 trong những hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước.
Cụ thể, tại Điều 353 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tham ô được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn đối với tài sản Nhà nước mà họ có trách nhiệm quản lý.
Phân biệt tham nhũng và tham ô
TIÊU CHÍ
|
THAM NHŨNG
|
THAM Ô
|
HÀNH VI
|
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian (gián tiếp) nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để thực hiện 1 công việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
|
Tham ô là một trong những hành vi tham nhũng. Đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
|
ĐỐI TƯỢNG CỦA HÀNH VI
|
- Tài sản mình có trách nhiệm quản lý
- Tài sản hoặc lợi ích của người đưa hối lộ
|
- Tài sản mình có trách nhiệm quản lý
|
MỤC ĐÍCH
|
- Chiếm đoạt tài sản
- Làm hoặc không làm 1 công việc vì vụ lợi hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
|
Chiếm đoạt tài sản
|
YẾU TỐ CHỦ QUAN
|
Bản thân chủ thể thực hiện hành vi đã cố ý thực hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp theo yêu cầu của người đưa hối lộ
|
Bản thân chủ thể cố ý trực tiếp thực hiện hành vi
|
Ví dụ về hành vi tham nhũng và tham ô
Hành vi tham nhũng
Anh A là công chức làm việc tại 1 UBND cấp quận. Anh B đưa tiền hối lộ với yêu cầu A cung cấp thông tin mật của UBND nơi A làm việc. Vì lòng tham, A nhận số tiền và cung cấp thông tin này cho B. Hành vi của A trong trường hợp này là hành vi tham nhũng (cụ thể là nhận hối lộ).
Hành vi tham ô
Anh A là kết toán của 1 UBND cấp quận. Vì là người có khả năng tiếp cận, quản lý tài sản của UBND, A đã làm giả giấy tờ để lấy tiền của UBND đi mua oto riêng cho mình. Hành vi của A trong trường hợp này là hành vi tham nhũng (cụ thể là hành vi tham ô).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS
Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:
FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85
hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com
📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly
📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis
Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.