CỔ ĐÔNG ĐƯỢC RÚT VỐN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? CÁC HÌNH THỨC RÚT VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN

Hiện nay, nhiều người quan tâm đến vấn đề rút vốn ra khỏi công ty cổ phần. Vậy cổ đông công ty có quyền rút vốn ra khỏi công ty khi không muốn góp vốn nữa được không và các cổ đông muốn rút vốn ra khỏi công ty thì sẽ rút vốn dưới hình thức nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cổ đông sáng lập hoặc cổ đông của công ty cổ phần có quyền rút vốn điều lệ đã góp hay không?

Theo Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của cổ đông “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.”

Và theo Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”

Như vậy, cổ đông sáng lập hoặc cổ đông của công ty cổ phần không có quyền rút vốn đã góp. Nếu muốn rút vốn, họ phải thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác.

Cần lưu ý rằng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần cho những cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức không phải là cổ đông sáng lập, họ cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Các hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần:

Một là, Chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ trường hợp quy định về cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Cổ đông thực hiện việc rút vốn một phần bằng cách chuyển nhượng một phần cổ phần hoặc rút vốn toàn bộ bằng cách chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác, đáp ứng điều kiện về cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông.

Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì các hạn chế về cổ đông sáng lập sẽ được hủy bỏ, cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cho người khác hoặc cổ đông bất kì của công ty.

Hai là, Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

Theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022 khi cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Ba là, Công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của công ty

Với hai hình thức rút vốn trên, cổ đông thể hiện sự chủ động trong việc rút vốn ra khỏi công ty vì đây là quyền lợi của cổ đông. Hình thức rút vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của công ty là vì quyền lợi của công ty và khá bị động đối với cổ đông.

Tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty sẽ mua lại 30% tổng số cổ phần phổ thông, một phần hoặc toàn bộ số cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI. 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm