BỐ MẸ BÁN NHÀ ĐẤT CÓ CẦN HỎI Ý KIẾN CỦA CON KHÔNG?

Câu hỏi: Nhà tôi có một căn nhà, hiện tại gồm bố mẹ, gia đình tôi và gia đình em út tôi ở, nếu bây giờ bố mẹ tôi bán căn nhà đó đi thì bố mẹ tôi có cần hỏi ý kiến của các con không?

Câu hỏi: Nhà tôi có một căn nhà, hiện tại gồm bố mẹ, gia đình tôi và gia đình em út tôi ở, nếu bây giờ bố mẹ tôi bán căn nhà đó đi thì bố mẹ tôi có cần hỏi ý kiến của các con không?

Trả lời:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Và đối tượng sử dụng đất là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, …được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với thửa đất mà mình sở hữu. Vậy khi người sử dụng đất có nhu cầu bán đất thì có cần hỏi ý kiến của các thành viên trong gia đình hay không? Cụ thể là khi bố mẹ bán đất thì có cần hỏi ý kiến của các con không? Hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thứ nhất, trường hợp nhà đất là tài sản riêng của bố hoặc mẹ.

Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Theo đó, nếu nhà đất có nguồn gốc là tài sản riêng của bố hoặc mẹ bạn thì họ có toàn quyền quyết định về nhà đất đó mà không cần phải có sự đồng ý của bất kỳ ai trong gia đình.

Thứ hai, trường hợp nhà đất là tài sản chung của cả bố mẹ.

Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 về Sở hữu chung của vợ chồng như sau:

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”

Như vậy, khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bố và mẹ bạn là hai người đồng sở hữu đối với nhà đất đó thì họ có quyền tự định đoạt mà không cần hỏi ý kiến của các con.

Thứ ba, trường hợp nhà đất thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình.

Bạn có thể kiểm tra trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi “Hộ gia đình” hoặc “Hộ” thì được xác định là tài sản của hộ gia đình.

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

“ 29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Theo đó, nếu trường hợp thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất mà không bao gồm các con thì các con sẽ không có quyền sử dụng đất chung đó. Và khi đó người có quyền định đoạt đối với nhà đất vẫn chỉ là bố mẹ bạn.

Trường hợp tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất có bao gồm các con đang sống chung thì các con sẽ có quyền sử dụng đất chung, quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho. Và khi bố mẹ bán nhà đất cần phải hỏi ý kiến của các con.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ - CP:

“1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:

5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy từng trường hợp pháp luật quy định mà khi bố mẹ bán đất có cần phải hỏi ý kiến của các con hay không. Bạn cần xem xét xem gia đình mình thuộc trường hợp nào và đối chiếu theo quy định của pháp luật để biết được khi bố mẹ bạn muốn bán nhà đất thì có cần hỏi ý kiến của các con hay không.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Luật Vì Chân Lý Themis chúng tôi về vấn đề “ Bố mẹ bán đất có cần hỏi ý kiến của con không?”

-PA-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

CS2: CHÙA HÀ, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC

CS3: SỐ 35, NGÕ 5 CAO BÁ QUÁT, TP VINH, NGHỆ AN.

XIN CHÂN TRỌNG CẢM ƠN!

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm