PHÂN BIỆT TẠM GIAM VÀ TẠM GIỮ

Tạm giam và tạm giữ là các biện pháp ngăn chặn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người phạm tội, người bị buộc tội. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Cùng phân biệt tạm giam và tạm giữ cùng chúng tôi thông qua bài viết sau.

Tạm giam

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án.

Tìm hiểu thêm về THỜI HẠN TẠM GIAM LÀ BAO LÂU?

Tạm giữ

Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Tìm hiểu thêm về THỜI HẠN TẠM GIỮ

Phân biệt tạm giam và tạm giữ

Giống nhau

- Tạm giam và tạm giữ đều là các biện pháp ngăn chặn đã được quy định trong BLTTHS Việt Nam hiện hành;

- Mục đích của 2 biện pháp này để là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;

- Hậu quả của việc áp dụng các biện pháp này đều làm cho người bị bắt hạn chế 1 số quyền nhân thân trong 1 thời gian nhất định.

Khác nhau

TIÊU CHÍ

TẠM GIAM

TẠM GIỮ

Căn cứ pháp lý

Điều 119 BLTTHS

Điều 117 BLTTHS

Đối tượng áp dụng

Bị can, bị cáo

Người bị bắt khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã

Nơi tạm giam, tạm giữ

- Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố

- Nhà tạm giữ ở BCH quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc TW và cấp tương đương

- Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam;

- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh;

- Trại tạm giam quân sự

Thời hạn

- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng

- Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng

- Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất và đặc biệt nghiêm trọng

- Tạm giữ theo thủ tục TTHS: Không quá 03 ngày

- Tạm giữ theo thủ tục hành chính: Không quá 12 giờ

Gia hạn thời hạn

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Gia hạn 1 lần không quá 1 tháng

- Đối với tội phạm nghiêm trọng: Gia hạn 1 lần không quá 2 tháng

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Gia hạn 1 lần không quá 3 tháng

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Gia hạn 1 lần không quá 4 tháng

- Gia hạn không quá 3 ngày

- Có thể gia hạn lần T2 nhưng không quá 3 ngày

Thẩm quyền ra quyết định

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSQS các cấp

- Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án TAQS

- HĐXX

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương

- Đồn trưởng, chỉ huy trưởng, cục trưởng, đoàn trưởng, chi cục trưởng…

- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 

📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai. 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm