Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng phổ biến. Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm thông qua những quy định Pháp luật về xử phạt đối với những hành vi này. Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý sẽ trả lời câu hỏi tham ô tài sản là gì? và phân tích quy định của Pháp luật Hình sự về tội tham ô.
Tham ô tài sản là gì?
Tham ô là một trong những hành vi tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Tham ô được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý của những người có chức vụ, quyền hạn.
Tìm hiểu thêm về
THAM NHŨNG LÀ GÌ? PHÂN BIỆT THAM NHŨNG VÀ THAM Ô
Tội tham ô theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
“Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản vào mục đích xóa đối, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và ngời lao động trong cơ quản, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”.
Cấu thành tội phạm
- Về chủ thể
Chủ thể của tội phạm này, bên cạnh việc là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự thì còn là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Tìm hiểu thêm về
ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Tội tham ô tài sản có 1 loại chủ thể đặc biệt là: Người không có chức vụ, quyền hạn nhưng được người có chức vụ, quyền hạn giao nhiệm vụ, công vụ để quản lý, tiếp xúc trực tiếp với tài sản và hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra khi không có mặt của người có chức vụ, quyền hạn.
- Về mặt chủ quan
Người phạm tội tham ô tài sản thực hiện hành vi tham ô với lỗi cố ý trực tiếp.
- Khách thể
Hành vi tham ô tài sản tác động trực tiếp đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước hoặc tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
- Về mặt khách quan
Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là hành vi tham ô tài sản. Hành vi này đã được chúng tôi giải thích ở mục trên.
Trong đó, yếu tố có chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Nếu không có chức vụ, quyền hạn được trực tiếp quản lý tài sản thì người phạm tội khó có thể thực hiện được hành vi tham ô. Vì thế, người phạm tội phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản thì mới bị coi là phạm tội tham ô tài sản.
Trong trường hợp một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì cũng không bị coi là tham ô tài sản.
Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội tham ô hoàn toàn tương tự như thủ đoạn của người phạm tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Hậu quả của tội tham ô tài sản là những thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Thiệt hại về vật chất là thiệt hại về tiền, tài sản… Thiệt hại phi vật chất có thể là việc làm thất thoát tài sản, gây tác động và ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Nhà nước của hành vi tham ô tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS
Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:
FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85
hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com
📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly
📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis
Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.