LẬP DI CHÚC VỚI TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG

Lập di chúc là quyền của người có tài sản. Hiện nay, nhiều người mong muốn lập di chúc để lại di sản của mình nhưng lại có vướng mắc rằng tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng. Vậy câu hỏi đặt ra là có được lập di chúc với tài sản đang thế chấp tại ngân hàng hay không và nếu có thì thực hiện như nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dứoi đây.
     Hiện nay, theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 và pháp luật có liên quan khác không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng. Lý giải cho điều này khi bên thế chấp lập di chúc định đoạt tài sản của mình thì không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp.
     Căn cứ tại Khoản 1 Điều 615 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Do vậy, đối với trường hợp tài sản đang thế chấp tại thời điểm mở thừa kế thì người được hưởng thừa kế phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thế chấp và các nghĩa vụ khác trong phạm vi di sản mà người mất để lại. Trong trường hợp, Ngân hàng khởi kiện để thu hồi nợ, xử lý tài sản thế chấp thì người này có thể kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người để lại di chúc để tham gia vụ án giải quyết đối với tài sản thế chấp.
     Trường hợp tài sản thế chấp tại Ngân hàng đã bị xử lý, căn cứ tại Khoản 3 Điều 643 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”.
      Công chứng di chúc khi tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng.
     Về thủ tục lập thừa kế, cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúc ngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản (đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ gốc về quyền tài sản thừa kế để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu.
      Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ tiếp tục giữ những giấy tờ gốc về quyền tài sản của người để lại di chúc.
      Hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc khi tài sản thế chấp tại Ngân hàng như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo di chúc (nếu có);
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có.
    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-HN-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm