CHE GIẤU TỘI PHẠM VÀ KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là 2 tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, 2 tội danh này vẫn còn dễ gây nhầm lẫn cho người dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý THEMIS sẽ giúp bạn đọc phân biệt được 2 tội danh này.

Che giấu tội phạm

Theo quy định tại Điều 18 BLHS 2015, che giấu tội phạm là việc một người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết người khác thực hiện tội phạm đã có những hành vi che giấu cho tội phạm đó, cản trở việc phát hiện, điều tra và xử lý người phạm tội.

Hành vi che giấu tội phạm được quy định tại Điều 389 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tìm hiểu thêm về TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Không tố giác tội phạm

Theo quy định tại Điều 19 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), không tố giác tội phạm là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác tội phạm ra cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tìm hiểu thêm về TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Phân biệt Tội che giấu tội phạm và Tội không tố giác tội phạm

Ý thức của người phạm tội

Đối với người có hành vi che giấu tội phạm, họ không biết trước hành vi phạm tội và không hứa hẹn gì trước với người đã phạm tội mà họ che giấu.

Ngược lại, đối với người có hành vi không tố giác tội phạm, họ biết rõ người khác đã, đang hoặc sẽ thực hiện 1 hành vi phạm tội nhưng giữ im lặng, không tố giác ra cơ quan có thẩm quyền.

Thời điểm phát hiện tội phạm của người khác

Người che giấu tội phạm phát hiện hành vi phạm tội sau khi hành vi phạm tội đó thực hiện.

Đối với người không tố giác tội phạm, họ có thể đã phát hiện hành vi phạm tội từ giai đoạn chuẩn bị.

Hành vi

Người che giấu tội phạm có hành vi che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở việc điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hành vi của người không tố giác tội phạm đơn giản là không tố giác tội phạm, giữ im lặng trước cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 18 và Điều 19 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm cũng như Tội không tố giác tội phạm.

Tuy nhiên, đối với Tội không tố giác tội phạm, người bào chữa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp người bào chữa không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.


Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:

FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85

hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com

📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly

📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis

Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi: 


📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm