Mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp di chúc của người mất không có hiệu lực pháp luật. Trong bài viết này, Luật Vì Chân Lý Themis sẽ cung cấp thông tin về các điều kiện cần có để di chúc hợp pháp, cùng với những trường hợp di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực pháp luật.
(căn cứ Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015)
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Những điều kiện này được đặt ra để đảm bảo di chúc phản ánh đúng ý chí tự nguyện của người lập, phù hợp với quy định pháp luật, tránh xảy ra tranh chấp hoặc bị tuyên bố vô hiệu sau này.
Các trường hợp di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực pháp luật
(căn cứ khoản 2,3 Điều 643 Luật dân sự 2015)
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
……………….
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.”
Những trường hợp này nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời đảm bảo việc thực hiện di chúc phù hợp với tình hình thực tế và quy định pháp luật, tránh phát sinh tranh chấp không cần thiết.
Và có thể thấy rằng, hậu quả của di chúc không có hiệu lực khi di chúc không có hiệu lực, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Nếu di chúc không có hiệu lực toàn bộ, di sản sẽ được chia theo pháp luật. Nếu di chúc không có hiệu lực một phần mà không ảnh hưởng đến các phần còn lại, chỉ phần không có hiệu lực sẽ không được thi hành, còn các phần còn lại của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-ĐH-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI