Hiện nay, rất nhiều bài viết trên website bị sao chép, vậy chúng ta cần làm gì để bảo về những bài viết trên đó. Hãy tham khảo bào viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Cách thức bảo vệ bản quyền tác giả cho nội dung website.
Điều kiện để đăng ký tác giả đối với các bài viết trên website:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022, tác phẩm văn học bao gồm các loại sau đây:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (điểm a khoản 1 Điều 14);
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác (điểm b khoản 1 Điều 14);
- Tác phẩm báo chí (điểm c khoản 1 Điều 14);
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (điểm l khoản 1 Điều 14).
Bài viết trên website có thể được coi là tác phẩm văn học và được bảo vệ quyền tác giả nếu đáp ứng các tiêu chí sau:
Nội dung bài viết phải có sự sáng tạo riêng biệt, không sao chép từ các tác phẩm hay tài liệu khác. Điều này đảm bảo tính độc đáo và bản sắc riêng của bài viết.
Bài viết cần có ý tưởng rõ ràng, lập luận mạch lạc và cách thể hiện dễ hiểu. Điều này giúp đảm bảo bài viết có giá trị trí tuệ và có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả.
Bài viết phải tồn tại dưới một hình thức có thể đọc được, ví dụ như bản in, bản điện tử, trên giấy hoặc dưới dạng lưu trữ số. Đây là một yêu cầu để tác phẩm có thể được nhận diện và bảo vệ quyền lợi.
Theo Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022, quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm có đăng ký hay chưa. Điều này có nghĩa là, bài viết trên website sẽ tự động được bảo vệ quyền tác giả từ khi nó được sáng tạo và thể hiện dưới dạng có thể đọc được, kể cả khi tác giả không thực hiện đăng ký.
Tuy nhiên, đăng ký quyền tác giả sẽ giúp tác phẩm được bảo vệ tốt hơn khỏi các hành vi sao chép và sử dụng trái phép. Việc đăng ký giúp chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của tác giả nếu có tranh chấp xảy ra.
Cách đăng ký bản quyền tác giả đối với các bài viết trên website?
Để đăng ký bản quyền tác giả đối với các bài viết trên website thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thành phần giấy tờ cần thiết sau đây:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, theo mẫu quy định (tờ khai được thực hiện bằng tiếng Việt do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (bao gồm cả bản điện tử).
- Giấy ủy quyền, nếu thực hiện nộp đơn bảo hộ thông qua ủy quyền.
- Các tài liệu chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn có thể nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả hoặc các cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho bài viết của mình.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn có thể nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả hoặc các cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho bài viết của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-ĐH-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI