Trong bối cảnh hôn nhân không còn bền vững, việc ly hôn trở thành một lựa chọn cần thiết cho nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất sau khi ly hôn chính là quyền nuôi con. Khi vợ chồng không thể đạt được thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con, Tòa án sẽ can thiệp để đưa ra quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp con chung khi ly hôn là gì?
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn cụ thể như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vậy khi giải quyết vụ án Toà án sẽ xem xét các điều kiện gì để đảm bảo nguyên tắc trên?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc HNGĐ quy định như sau. Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
1. Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
2. Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
3. Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
4. Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
5. Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
6. Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
7. Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-VT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI