Hiện nay, tình trạng người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp. Vậy, hành vi làm lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật nào?
Bí mật kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định “23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thông qua các hình thức được quy định sau:
‘1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.”
Những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh không chỉ vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sở hữu thông tin. Hành vi này được coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo các quy định hiện hành, bao gồm các biện pháp hành chính, dân sự, và thậm chí là hình sự tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra. Việc xử lý này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bị hại, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và minh bạch trên thị trường.
Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21, Khoản 2 Điều 125 Bộ Luật lao động 2019 và Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại và tiến hành kỷ luật lao động với hình thức sa thải.
Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:
“1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.”
Như vậy, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-TT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI
CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.