NGƯỜI LÀM CHỨNG DI CHÚC

Việc lập di chúc là một hành động quan trọng, thể hiện ý chí cá nhân về việc phân chia tài sản sau khi qua đời. Để di chúc có giá trị pháp lý và đảm bảo sự công bằng, vai trò của người làm chứng là vô cùng quan trọng. Tham khảo bài viết dưới để hiểu rõ hơn về vai trò của người làm chứng.
 Căn cứ điều 624 bộ luật dân sự quy định năm 2015

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân. Di chúc là văn bản hoặc lời nói mà một người để lại để bày tỏ ý nguyện cuối cùng về việc chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi mình qua đời. Việc lập di chúc là hành động mang tính cá nhân, thể hiện mong muốn của người lập di chúc về cách phân chia tài sản của mình.

Di chúc phải thể hiện ý chí tự nguyện của cá nhân, không bị ép buộc hoặc lừa dối. Điều này nhấn mạnh tính cá nhân và sự tự do của người lập di chúc trong việc quyết định ai sẽ nhận tài sản của mình.

Di chúc là một hành động pháp lý, nhưng cũng mang tính đạo đức cao, vì nó phản ánh trách nhiệm của người chết đối với người thân hoặc các đối tượng được thừa hưởng tài sản. Qua di chúc, người lập di chúc có thể bảo đảm tài sản của mình được sử dụng theo cách họ mong muốn, đồng thời giúp giảm thiểu những mâu thuẫn tiềm tàng giữa những người thừa kế.

Vai trò của người làm chúng di chúc

Căn cứ vào khoản 3, 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015

“3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Và Căn cứ Điều 634 Bộ luật dân sự 2015

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

Người làm chứng đóng vai trò quan trọng và bắt buộc phải có mặt trong quá trình lập di chúc đối với một số hình thức di chúc nhất định. Điều này là cần thiết để đảm bảo di chúc được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý khi người để lại di sản qua đời. Pháp luật quy định phải có người làm chứng trong một số trường hợp để đảm bảo quá trình lập di chúc diễn ra khách quan, công bằng, ngăn ngừa việc người để lại di sản bị lợi dụng những điểm yếu của họ (như hạn chế về thể chất, không biết chữ) để lập di chúc trái với ý chí thực sự.

Chẳng hạn, trong trường hợp lập di chúc miệng, người để lại di sản có thể đang trong tình trạng nguy hiểm, sức khỏe suy yếu nghiêm trọng, bị cái chết đe dọa. Mặc dù sức khỏe yếu, nhưng người lập di chúc phải đang trong trạng thái tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, không bị ép buộc, lừa dối, tức là ý chí của họ vẫn tự do và tự nguyện. Trong những tình huống khẩn cấp như vậy, nếu không có người làm chứng để chứng kiến, lắng nghe và ghi lại ý chí cuối cùng của người để lại di sản, thì khả năng cao là di chúc sẽ không phản ánh đúng mong muốn thực sự của họ, từ đó khó được coi là khách quan và hợp pháp.

Người làm chứng trong quá trình lập di chúc có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó pháp luật đã đặt ra những quy định cụ thể để đảm bảo rằng người làm chứng phải là người vô tư và khách quan. Theo Điều 632 của Bộ luật Dân sự năm 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, ngoại trừ những đối tượng sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản trong di chúc; Người chưa thành niên; Người mất năng lực hành vi dân sự; và Người gặp khó khăn trong việc nhận thức hoặc kiểm soát hành vi.

Những quy định này cho thấy không phải ai cũng có thể làm chứng cho di chúc. Trước tiên, người làm chứng phải là người đã thành niên, bởi độ tuổi này phản ánh năng lực nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi của họ. Ngoài ra, người làm chứng cần phải có đầy đủ năng lực pháp lý để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Để đảm bảo tính vô tư và khách quan trong quá trình lập di chúc, người làm chứng không được phép là người có liên quan đến quyền lợi tài sản hoặc là người thừa kế theo di chúc. Nếu người làm chứng có mối liên hệ với các đối tượng này, họ có thể bị chi phối, dẫn đến việc thao túng ý chí của người lập di chúc, làm sai lệch mong muốn thực sự của họ. Hơn nữa, nếu người làm chứng có liên quan đến quyền lợi tài sản, điều này có thể dẫn đến những mâu thuẫn gia đình, khi người thừa kế cảm thấy bất mãn với nội dung di chúc.

Như vậy, các quy định pháp luật đã được xây dựng nhằm đảm bảo rằng di chúc được lập một cách trung thực, phản ánh đúng ý chí của người để lại di sản, và tránh mọi tranh chấp không đáng có sau khi di chúc có hiệu lực.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm