QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, việc kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Vậy, quy định về xử phạt hành vi này ra sao?

Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

Theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm bao gồm:

-         Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

-         Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định nêu trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

+) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT quy định những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

-         Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

-         Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;

-         Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;

-         Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm không được quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm như sau:

-         Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

-         Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

-         Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

·        Hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ chịu mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2022 như sau:

-         Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm

-         Đình chỉ hoạt động có thời hạn

-         Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022.

·        Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cá nhân tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 500.000.000 đồng, và phạt từ từ 01 năm -20 năm tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-TT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm