ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) để giúp các tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường hay còn gọi là EMS (Environmental Management System).
Khái niệm
Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế quản lý môi trường, được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này giúp cho các doanh nghiệp xác định, ứng phó và giảm thiểu tác động tới môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được phát hành vào năm 1996 và đã trải qua nhiều lần cập nhật, với phiên bản mới nhất được công nhận vào năm 2015. ISO 14001 không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn giúp tổ chức tăng cường hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, và nâng cao uy tín thương hiệu.
Giấy chứng nhận ISO 14001
Chứng nhận ISO 14001 là việc một tổ chức được công nhận chính thức là tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về quản lý môi trường. Để đạt được chứng nhận này, tổ chức phải thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, đồng thời đáp ứng các yêu cầu cụ thể được quy định trong tiêu chuẩn.
Việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 14001 được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận độc lập bên thứ 3 nhằm đảm bảo tính khách quan. Giấy chứng nhận ISO 14001 là bằng chứng chứng minh rằng doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn quốc tế.
Doanh nghiệp cần áp dụng ISO 14001 theo pháp luật
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 mang tính tự nguyện, trong bộ tiêu chuẩn không có bất kỳ điều khoản nào bắt buộc các tổ chức phải áp dụng hay xây dựng hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, theo khoản 18 Điều 2 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định thì các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc những loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Ví dụ một số ngành nghề sau:
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Chế biến mủ cao su;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, diện tử;….
Ngoài những lĩnh vực nêu trên, một số doanh nghiệp cũng phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận ISO 14001 do bên khách hàng hoặc đối tác yêu cầu.
Lợi ích của việc sở hữu giấy chứng nhận ISO 14001
- Xây dựng được Hệ thống EMS đạt chuẩn Quốc tế;
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng, chứng minh cam kết bảo vệ môi trường;
- Giúp tuân thủ các yêu cầu pháp lý về quản lý môi trường, giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý;
- Giảm thiểu tác động bất lợi của điều kiện môi trường tới tổ chức;
- Phát hiện, kiểm soát, giảm thiểu, loại bỏ những sự cố môi trường một cách nhanh nhất;
- Giảm lãng phí và hạn chế chất thải;
- Tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận;
- Tăng cường năng lực cạnh tranh, mở ra các cơ hội kinh doanh, hợp tác làm ăn trong nước và Quốc tế.
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 14001
Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 14001 và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường
Bước 4: Thẩm định, xét duyệt hồ sơ, tài liệu và quy trình cấp ISO 14001
Bước 5: Hành động khắc phục
Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 14001
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ
Bước 8: Tái chứng nhận ISO 14001
Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ xin giấy phép con!
Số điện thoại: 0988265333 hoặc 0325182518 gặp Luật sư tư vấn dịch vụ xin giấy phép con
Email:vichanlylawfirm@gmail.com
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn.