Hiện tượng người nước ngoài là người lao động làm việc tại Việt Nam cũng không phải hiện tượng gì mời mẻ trái lại đó lại là cơ hội to lớn khi người nước ngoài có kinh nghiệp phong phú, cách làm việc khác giúp cho phần nào trong công việc người Việt tiếp thu cách làm việc của phương tây. Trái lại khi người Việt nam là người lao động làm việc tại nước ngoài là một cơ hội để nâng cao tay nghề của người Việt khi làm việc ở nước ngoài đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nước nhà.
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỰ Ý Ở LẠI NƯỚC NGOÀI SAU KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THÌ BỊ XỬ PHẠT RA SAO?
Hiện tượng người nước ngoài là người lao động làm việc tại Việt Nam cũng không phải hiện tượng gì mời mẻ trái lại đó lại là cơ hội to lớn khi người nước ngoài có kinh nghiệp phong phú, cách làm việc khác giúp cho phần nào trong công việc người Việt tiếp thu cách làm việc của phương tây. Trái lại khi người Việt nam là người lao động làm việc tại nước ngoài là một cơ hội để nâng cao tay nghề của người Việt khi làm việc ở nước ngoài đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nước nhà. Nhưng khi người lao động Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động cố tình ở lại nước ngoài thì bị xử phạt ra sao? Sau đây Luật Vì Chân Lý xin giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và pháp huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiên ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hanh 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp lâutj Việt Nam và pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.”
Như vậy, theo quy định thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu người lao động là người Việt Nam cố tính ở lại sau khi hết đồng lao động mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị xử lý phạt hành chính đối với hành vi của mình.
-TN-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 19006196
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518