Tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Canada, Pháp... và những quốc gia đang phát triển như Indonesia, Philippines... việc huy động nguồn lực xã hội thông qua phương thức PPP đã được áp dụng từ lâu và đóng góp đáng kể cho việc phát triển hạ tầng xã hội của mỗi quốc gia. Để thể chế hóa đường lối của Đảng, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; trong đó quy định các dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Vậy Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì khi đầu tư dự án PPP tại Việt Nam?
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Canada, Pháp... và những quốc gia đang phát triển như Indonesia, Philippines... việc huy động nguồn lực xã hội thông qua phương thức PPP đã được áp dụng từ lâu và đóng góp đáng kể cho việc phát triển hạ tầng xã hội của mỗi quốc gia. Để thể chế hóa đường lối của Đảng, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; trong đó quy định các dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Vậy Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì khi đầu tư dự án PPP tại Việt Nam?
Hãy cùng chúng tôi, Công ty Luật Vì Chân Lý, tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ theo Điều 29 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài có tư cách hợp lệ để thực hiện dự án PPP tại Việt Nam khi đáp ứng 06 điều kiện sau:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;
- Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
- Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
- Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ngoài các điều kiện trên, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư Điều 30 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
-DT-
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUATSUTHANHDAT
ZALO: 03.2518.2518
TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.