CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ TRÁNH RỦI DO KHI MUA NHÀ GÓP VỐN

Nhiều trường hợp giao dịch bất động sản qua hợp đồng góp vốn đã gây thiệt hại cho người mua do những kẽ hở khó nhận thấy. Vậy làm sao để nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro khi mua nhà thông qua hình thức góp vốn này? Tham khảo bài viết dưới đây để được biết hơn về các vấn đề cần lưu ý khi mua nhà góp vốn.
              1.              Tránh đầu tư vào bất động sản có pháp lý không rõ ràng.

Một trong những rủi ro lớn nhất khi đầu tư vào bất động sản là tiến độ pháp lý của dự án. Do đó, khi tham gia góp vốn vào các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ dự án đang ở giai đoạn nào trong quá trình hoàn thiện, còn thiếu những giấy tờ pháp lý quan trọng nào, và liệu năng lực tài chính của chủ đầu tư có đủ để đảm bảo dự án được hoàn thành hay không.

Trước khi ký kết hợp đồng góp vốn, khách hàng có quyền yêu cầu đầy đủ các giấy tờ pháp lý của dự án. Bên mua nên chủ động tìm hiểu kỹ càng, thậm chí thảo luận và đặt câu hỏi với chủ đầu tư về mọi khía cạnh của dự án, cũng như quy trình thực hiện các thủ tục pháp lý. Điều cốt lõi là chủ đầu tư phải công khai và minh bạch mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến dự án.

Khi đã nắm vững những yếu tố này, nhà đầu tư sẽ có cơ sở phân tích và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

2.              Lưu ý về điều khoản bồi thường

Trong hợp đồng góp vốn, điều khoản bồi thường thường không cao như trong hợp đồng mua bán, chỉ mang tính chất tượng trưng hoặc hoàn lại vốn, thậm chí có trường hợp không có bồi thường. Do đó, khách hàng cần phải đọc kỹ điều khoản này và yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ ràng từng chi tiết.

Nếu phát hiện có điểm bất hợp lý, hãy chủ động đề xuất chỉnh sửa và đàm phán để đạt được mức bồi thường phù hợp hơn.

3.              Theo dõi tiễn trình dự án

Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ, họ phải chịu trách nhiệm trả lãi suất cho số tiền góp vốn theo mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Trong trường hợp dự án không thể triển khai, chủ đầu tư phải hoàn trả đầy đủ số tiền đã góp, đồng thời nên cam kết bồi thường gấp 2 đến 3 lần số tiền này để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận, nhà đầu tư có quyền đưa vụ việc ra tòa, vì hợp đồng giữa hai bên được xem như hợp đồng dân sự, tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.

4.              Tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư

Uy tín của doanh nghiệp thường được đánh giá qua tên tuổi, thương hiệu và quá trình hình thành, phát triển. Nếu chủ đầu tư là một tên tuổi mới, người mua cần đặc biệt chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng về lịch sử hoạt động và năng lực kinh doanh của đối tác dự định hợp tác.

Những doanh nghiệp từng vướng vào bê bối hoặc tranh chấp pháp lý thường gây ra sự nghi ngờ về độ tin cậy. Để đảm bảo an toàn, khách hàng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành trước khi quyết định đầu tư, nhằm tránh những rủi ro không mong muốn và bảo vệ lợi ích của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm