Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người hay pháp nhân phạm tội. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Những trường hợp đó là gì? quy định trong Pháp luật như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) (sau đây gọi là BLTTHS) như sau:
“Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”.
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát.
Lưu ý, Hội đồng xét xử không có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà chỉ có quyền yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu trong quá trình xét xử tại phiên tòa, Hội đồng nhận thấy có việc bỏ lọt tội phạm.
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Điều 143 BLTTHS quy định về các căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:
“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự nêu trên chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm của người bị buộc tội. Việc xác định dấu hiệu tội phạm này phải dựa trên các căn cứ như quy định Pháp luật nêu trên
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Căn cứ pháp lý
Điều 155 BLTTHS quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
- Trường hợp 1: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS.
Tìm hiểu thêm về:
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC
- Trường hợp 2: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS.
Tìm hiểu thêm về:
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
- Trường hợp 3: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS.
Khoản 1 Điều 136 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”.
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI
- Trường hợp 4: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
Khoản 1 Điều 138 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
“Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”.
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
- Trường hợp 5: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS.
Khoản 1 Điều 139 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
“Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”.
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH
- Trường hợp 6: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội hiếp dâm quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS.
Tìm hiểu thêm về:
TỘI HIẾP DÂM
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI HIẾP DÂM
- Trường hợp 7: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cưỡng dâm quy định tại khoản 1 Điều 143 BLHS.
Tìm hiểu thêm về:
TỘI CƯỠNG DÂM
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI CƯỠNG DÂM
- Trường hợp 8: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội làm nhục người khác quy định tại khoản 1 Điều 155 BLHS 2015.
Tìm hiểu thêm về:
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
- Trường hợp 9: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vu khống quy định tại khoản 1 Điều 156 BLHS 2015.
Khoản 1 Điều 156 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”.
MẪU ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ HÀNH VI VU KHỐNG
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS
Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:
FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85
hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com
📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly
📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis
Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.