Giết hoặc vứt con mới đẻ là hành vi vô cùng nguy hiểm và tàn nhẫn của 1 người mẹ. Đây là hành vi đã được quy định trong Bộ luật Hình sự với những chế tài xử phạt nghiêm khắc và thích đáng. Vậy tội phạm này được quy định như thế nào? Xử lý người thực hiện các hành vi này ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khái niệm
Giết hoặc vứt con mới đẻ là hành vi người mẹ giết chết hoặc vứt bỏ đứa con mà mình vừa sinh ra trong 07 ngày tuổi do trạng thái tinh thần không bình thường, các định kiến xã hội hoặc tư tưởng lạc hậu. Hành động "giết hoặc vứt con mới đẻ" là hành vi cực kỳ nghiêm trọng và vi phạm đạo đức, pháp luật. Đây là hành vi bạo lực đối với một đứa trẻ chưa được sinh ra hoặc vừa mới sinh, và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự sống của đứa trẻ đó. Hành động này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý nghiêm khắc vì nó gây tổn hại nghiêm trọng đến sự sống và sự phát triển của trẻ.
Căn cứ pháp lý
Được quy định tại Điều 124 BLHS 2015 như sau:
“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Yếu tố cấu thành tội phạm
Khách thể
Tội phạm trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Ngoài ra, tội phạm còn xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình "mẫu tử", xâm phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn tham gia.
Đối tượng tác động của tội phạm này là con mới đẻ, đứa trẻ phải còn sống và mới sinh trong vòng 07 ngày tuổi kể từ khi đứa trẻ được sinh ra đến khi bị xâm hại.
Mặt khách quan
Về hành vi: Tội phạm này được thể hiện qua việc người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, cụ thể:
Người mẹ thực hiện hành vi tước bỏ quyền sống của đứa con mới đẻ một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc không hành động. Hành vi được thực hiện bằng hành động như: bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn đứa trẻ... Hành vi nói trên cũng có thể được thực hiện bằng không hành động như người mẹ của đứa trẻ không cho con mình bú sữa; đứa bé ốm mà không cho uống thuốc vì mong muốn nó chết.
- Hành vi giết con mới đẻ là hành vi giết người, tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt do có các điều kiện đặc biệt.
- Vứt bỏ đứa trẻ ở bất kỳ địa điểm nào, khiến đứa trẻ bị chết.
Về mặt hậu quả: Hậu quả đứa trẻ bị chết là hậu quả bắt buộc của tội phạm này. Do đó, nếu người mẹ có hành vi tước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ nhưng hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra thì chưa cấu thành tội giết
Mặt chủ quan
Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý.
Đối với hành vi giết con mới đẻ, người mẹ phạm tội này với lỗi cố ý trực tiếp. Người mẹ hoàn toàn nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của hành vi “giết con mới đẻ” và nhìn thấy thức hậu quả cái chết của đứa trẻ nhưng vẫn mong muốn để nó xảy ra.
Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ, người mẹ phạm tội này với lỗi cố ý gián tiếp. Người mẹ nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của hành vi “vứt bỏ con mới đẻ”, dù không mong muốn đứa trẻ sẽ chết nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả là cái chết của đứa trẻ xảy ra.
Chủ thể
Đối với tội này, chủ thể ở đây là chủ thể đặc biệt, đó chính người mẹ của đứa trẻ mới sinh trong vòng 07 ngày tuổi, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trong đó, ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hoặc trong một số hoàn cảnh đặc biệt như: sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình như: bị mất sữa, bị ốm nặng,…
Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ bị xử lý như thế nào?
BLHS quy định 2 khung hình phạt đối với tội này, cụ thể:
Khung 1: phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với trường hợp giết con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi.
Khung 2: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 2 năm đối với trường hợp vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Đối với trường hợp người mẹ vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa trẻ vẫn còn sống thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, hành vi của người mẹ có thể bị xử phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”
Như vậy, nếu người mẹ nhưng đứa trẻ không chết thì có thể bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT VÌ CHÂN LÝ THEMIS
Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 0988 265 333/1900 6196
Tư vấn miễn phí qua:
FB: https://www.facebook.com/luatsuthanhdat85
hoặc zalo 03 2518 2518 hoặc mail: vichanlylawfirm@gmail.com
📌Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatvichanly
📌Youtube: https://www.youtube.com/@Vichanlythemis
Tham gia cộng đồng hơn 60.000 người của chúng tôi:
📌 https://www.facebook.com/groups/congdongluatsudatdai.