CẦN LÀM GÌ KHI SỔ ĐỎ BỊ CẤP CHẬM?

Hiện nay, thủ tục hành chính liên quan đến cấp đổi, cấp mới, đăng ký biến động thường bị chậm trễ hoặc bị Cơ quan Nhà nước “làm khó” khiến nhiều người bức xúc. Vậy người dân cần xử lý như thế nào nếu rơi vào tình huống này.
              Hiện nay, thủ tục hành chính liên quan đến cấp đổi, cấp mới, đăng ký biến động thường bị chậm trễ hoặc bị Cơ quan Nhà nước “làm khó” khiến nhiều người bức xúc. Vậy người dân cần xử lý như thế nào nếu rơi vào tình huống này.

1. Thế nào là chậm cấp sổ?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian thực hiện thủ tục trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Bên cạnh đó, khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì người tiếp nhận phải gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ, trong đó ghi ngày trả kết quả thủ tục hành chính (phiếu hẹn trả kết quả).

Như vậy, sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, sau 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nếu không có kết quả giải quyết thì bị coi là chậm cấp sổ đỏ.

2. Cơ quan nhà nước có phải trả lời bằng văn bản không?

Khi hết thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực hiện thủ tục này phải trực tiếp trao Sổ đỏ cho người nộp hồ sơ hoặc gửi về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trao cho người nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện giải quyết, chậm giải quyết,… thì cơ quan giải quyết phải trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do không giải quyết thủ tục. Nội dung này được nếu rõ tại khoản 8 Điều 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP như sau:

“8. Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả của Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định”.

Như vậy, khi hết thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ theo quy định mà chưa giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn nhiều nơi không thực hiện theo đúng quy định này, thay vào đó trả lời bằng lời nói với nhiều lý do khác nhau như người ký đi công tác, chuyên viên phụ trách đi vắng, lịch sử sử dụng dụng đất phức tạp nên cần thời gian xác minh chủ sử dụng đất,… thậm chí chỉ trả lời khó cấp hay chưa xong.

3. Khiếu nại việc bị chậm cấp Sổ đỏ

Khiếu nại khi bị chậm cấp Sổ đỏ là việc cá nhân đề nghị cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó xem xét lại quyết định, hành vi chậm cấp sổ đỏ theo quy định.

Chính vì bản chất của việc xem xét lại là tự mình xem xét lại quyết định, hành vi của mình nên trên thực tế rất ít người tự thừa nhận mình có lỗi.

Mặc dù như vậy, người dân cần phải nắm rõ quy định về khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011 để khi có nhu cầu khiếu nại thì cũng sẽ nắm rõ được các quy định pháp luật liên quan đến khiếu nại.

3.1 Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại

Bên cạnh việc có căn cứ cho rằng Cơ quan hành chính Nhà nước có hành vi chậm giải quyết, không giải quyết hồ sơ xin cấp Sổ đỏ, Sổ hồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính thình thì cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác được quy định trong Luật Khiếu nại 2011.

3.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ Điều 17, 18, 19 Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi chậm cấp Sổ đỏ (nói cách khác là quyết định hành chính, hành vi hành chính) được quy định sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn), Trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

+ Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng và tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

4. Khởi kiện khi bị chậm cấp Sổ đỏ

4.1 Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì người bị xâm phạm quyền và lợi ích mất quyền khởi kiện.

Theo điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, thời hiệu khởi kiện khi bị chậm, từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được hành vi, quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.2 Hồ sơ khởi kiện

Về hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu;

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

5. Nên khiếu nại hay khởi kiện khi bị chậm cấp Sổ đỏ?

Bên cạnh những điểm chung giữa khiếu nại và khởi kiện trên thực tế như:

- Khó thu nhập chứng cứ, chứng minh cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó vi phạm.

- So với việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực khác hoặc khởi kiện vụ án dân sự thì khả năng khiếu nại thành công, thắng kiện sẽ thấp hơn.

- Người dân thường sẽ chờ đợi và hỏi nguyên nhân (ít người yêu cầu trả lời bằng văn bản hoặc yêu cầu nhưng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện trả lời bằng văn bản) thay vì khiếu nại, khởi kiện việc chậm cấp đó.

Để lựa chọn nên khiếu nại hay khởi kiện cần phải nắm rõ những ưu và nhược điểm của từng phương thức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-DT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm