VAY NỢ “BIẾN TƯỚNG” THÀNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Trong quá trình hành nghề, nhận được rất nhiều yêu cầu giải quyết vụ việc của khách hàng liên quan đến các giao dịch dân sự về vay tài sản nhưng đều được “biến tướng” thành mua bán tài sản

Trong quá trình hành nghề, nhận được rất nhiều yêu cầu giải quyết vụ việc của khách hàng liên quan đến các giao dịch dân sự về vay tài sản nhưng đều được “biến tướng” thành mua bán tài sản.

            Ngoài các khoản vay phải chịu lãi suất “cắt cổ” thì bên vay còn phải ký kết với bên cho vay một giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà hoặc tài sản đăng ký khác), rất nhiều hộ gia đình tin tưởng ký văn bản chuyển nhượng bằng chính căn nhà ở duy nhất của mình với giá trị chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế.

Mục đích của việc ký kết các giao dịch dân sự này là để “ràng buộc” trách nhiệm và là tài sản “bảo đảm” của bên vay phải thực hiện hợp đồng vay. Trường hợp bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán tiền vay gốc và lãi suất theo thỏa thuận thì bên cho vay sẽ yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản, thực tế nhiều trường hợp bên cho vay còn “ngấm ngầm” tự đi thực hiện thủ tục sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản khi bên vay vẫn đang thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chỉ khi bên cho vay đã thế chấp tại Ngân hàng, không có khả năng thanh toán hoặc chuyển nhượng cho bên thứ 3 đến đòi tài sản thì lúc này bên vay mới tá hỏa về việc đất tài sản của mình đã chuyển sang tên của bên cho vay lúc nào không biết.  

Thực tế, ở đây đang tồn tại song song hai giao dịch, giao dịch vay tài sản và giao dịch mua bán/ chuyển nhượng tài sản. Các loại tài sản thường được dùng để “ràng buộc” bên vay là các tài sản có đăng ký, như nhà đất, ô tô, xe máy đổi lại bên vay sẽ được vay các khoản tiền và phải trả lãi suất.

Trong thực tiễn xét xử, khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự đều đưa ra các tài liệu như cả hợp đồng vay tài sản và cả hợp đồng mua bán tài sản, bên cho vay được sang tên và có yêu cầu bên vay tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán tài sản hoặc đòi tài sản là nhà đất. Lúc này, thực sự là một vấn đề khó khăn để xác định giao dịch nào là thật, giao dịch nào là giả tạo?

Trong quá trình xét xử Toà án cũng sẽ yêu cầu các bên phải cung cấp được các tài liệu, chứng cứ thể xác định yêu cầu của bên nào có căn cứ để chấp nhận. Khi có đủ căn cứ xác định có giả tạo Toà án sẽ tuyên “vô hiệu” đối với hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng tài sản và công nhận hợp đồng vay nợ để đảm bảo quyền lợi của người vay.


-NH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm