HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BỊ CHẤM DỨT KHI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KHÔNG

Xu thế hội nhập hiện nay, việc thuê lao động không chỉ đối tượng là những công dân trong nước, mà còn là những đối tượng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong quan hệ lao động tại Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị chấm dứt hoạt động có ảnh hưởng gì đối với người lao động nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp đó hay không.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BỊ CHẤM DỨT KHI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KHÔNG

          Xu thế hội nhập hiện nay, việc thuê lao động không chỉ đối tượng là những công dân trong nước, mà còn là những đối tượng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong quan hệ lao động tại Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị chấm dứt hoạt động có ảnh hưởng gì đối với người lao động nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp đó hay không.

          Căn cứ Điều 34 Bộ Luật lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp hợp đồng lao đồng như sau:

1)    Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2)    Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3)    Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4)    Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5)    Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6)    Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7)    Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8)    Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9)    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10)                    Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11)                    Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12)                    Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13)                    Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

          Như vậy, cùng với việc doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt hoạt động thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đồng nghĩa với việc mất khả năng thanh toán cho người lao động nước ngoài.

-TN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 

 

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm