PHÁP LUẬT HIỆN NAY QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ KINH DOANH KHOÁNG SẢN?

Khoáng sản là một loại tài nguyên mang lại giá trị to lớn về vật chất và tiền bạc được nhà nước quản lý chặt chẽ. Nhiều chủ thể đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư kinh doanh khoáng sản trong nước. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về kinh doanh khoáng sản?
               Khoáng sản là một loại tài nguyên mang lại giá trị to lớn về vật chất và tiền bạc được nhà nước quản lý chặt chẽ. Nhiều chủ thể đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư kinh doanh khoáng sản trong nước. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về kinh doanh khoáng sản?

1. Kinh doanh khoáng sản trong nước phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Theo Mục 55 Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 quy định Kinh doanh khoáng sản trong nước là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Điều kiện kinh doanh khoáng sản trong nước

Điều kiện kinh doanh khoáng sản trong nước như sau:

-Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

-Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp. Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

+ Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.

-Thương nhân kinh doanh khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.”

(Theo Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP)

3. Chủ thể nào được quyền kinh doanh khoáng sản trong nước?

Chủ thể được quyền kinh doanh khoáng sản trong nước bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh khoáng sản.

Lưu ý: Các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh khoáng sản trong nước.

(Theo Điều 51 Luật Khoáng sản 2010; Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP)

4. Các hành vi bị cấm theo luật khoáng sản là gì?

Các hành vi bị cấm theo luật khoáng sản bao gồm:

- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

(Theo Điều 8 Luật Khoáng sản 2010)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-DT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm