QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì ai sẽ có quyền mở thủ tục phá sản? Trình tự, hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis sẽ giải đáp cho quý độc giả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì ai sẽ có quyền mở thủ tục phá sản? Trình tự, hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis sẽ giải đáp cho quý độc giả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

1. Chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản

Không phải chủ thể nào cũng sẽ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản, quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014, những chủ thể dưới đây có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

2. Trình tự, hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, để Toà án có thể thụ lý vụ việc, chủ thể nộp đơn cần chuẩn bị các hồ sơ theo Chương II Luật phá sản 2014, cụ thể:

- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là hồ sơ quan trọng phải chuẩn bị;

- Kèm theo đơn yêu cầu, chủ thể nộp đơn cần chuẩn bị thêm hồ sơ, tài liệu như sau:

+ Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn;

+ Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

+ Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã, gồm:

a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;

b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, trình tự, thủ tục mở thủ tục phá sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Điều 5 Luật phá sản 2014 chuẩn bị và nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để xem xét.

Bước 2: Tiếp nhận đơn và phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thẩm phán sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.

Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thông báo thụ lý

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Bước 4: Quyết định mở thủ tục phá sản

Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Thẩm phán tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.

Bước 6: Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến. (Điều 87 Luật Phá sản 2014)

Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. (Điều 89 Luật Phá sản 2014)

Bước 7: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong khi hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thể thông qua nghị quyết. Hoặc hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định/Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã/Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 8: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-DT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm