NHỮNG TRƯỜNG HỢP TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT DỄ XẢY RA TRANH CHẤP

Nhà đất là một trong những loại tài sản có giá trị lớn mà cha mẹ thường có xu hướng để lại cho con cái theo quan niệm “cha truyền con nối”. Hiện nay, việc chuyển nhượng, tặng cho bất động sản được diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, do phần lớn bậc cha mẹ không nắm rõ các quy định pháp luật và phần nào đó bị chi phối bởi yếu tố tình cảm nên việc tặng cho quyền sử dụng đất có thể sẽ gây ra nhiều phiền toái về sau, thậm chí là tranh chấp.
             Dưới đây Luật Vì Chân Lý Themis xin được chia sẻ tới bạn đọc bài viết về nội dung “Những trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất dễ xảy ra tranh chấp”.

Trường hợp 1: Cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con khi con ra ở riêng và để phần còn lại cho người con sống chung với mình nhưng không làm thủ tục tặng cho theo đúng quy định của pháp luật.

Việc cha mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất theo trường hợp này diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Từ trước đến nay do quan niệm cổ hủ, lạc hậu mà các gia đình chỉ thực hiện định đoạt quyền sử dụng đất bằng lời nói, thậm chí không có người làm chứng, phương án này chỉ phù hợp khi giá đất không cao và việc tặng cho được thực hiện dứt điểm.

Tuy nhiên, hiện nay phương án này hiện nay gây ra rất nhiều tranh chấp giữa những người con, bởi vì:

- Gia đình đông con, khi con ra ở riêng thì cha mẹ tặng cho thửa đất riêng hoặc tách riêng một phần đất cho người con này, việc tặng cho có hiệu lực vì đã sang tên xong. Phần đất còn lại được cha mẹ giữ lại cho mình hoặc cho người con đang sống chung với cha mẹ.

Phần đất này thường không được cha mẹ làm thủ tục tặng cho người con sống chung theo đúng quy định pháp luật và việc tặng cho người con sống chung thường chỉ được thực hiện bằng lời nói.

Nếu cha mẹ đột ngột mất đi và không có di chúc thì phần đất này sẽ được xác định là di sản thừa kế, và do không có di chúc nên sẽ phải chia thừa kế theo pháp luật. Khi đó, người con ra ở riêng được hưởng thừa kế vì là người có quyền thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nếu người này không từ chối nhận di sản thừa kế thì rất dễ xảy ra tranh chấp với người con sống chung.

Theo quy định của pháp luật thì khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Nếu đất của hộ gia đình thì phải có chữ ký của các đồng sở hữu, nếu đất của cá nhân thì phải có chữ ký của người đứng tên trên sổ đỏ. Nếu cha, mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho những người con ra ở riêng thì cũng cần phải tặng cho người con sống chung hoặc có thể lập di chúc định đoạt phần đất còn lại cho người con sống chung để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này.

Trường hợp 2: Đất của hộ gia đình nhưng cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con theo ý của cha mẹ hoặc tặng cho không công bằng

Khoản 29, Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định “hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Dấu hiệu nhận biết đất hộ gia đình là dựa theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi ngoài trang bìa là “hộ ông, hộ bà”

Trong trường hợp con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ thì con cũng có một phần đất trong thửa đất chung, được gọi là đồng sở hữu quyền sử dụng đất. Mặc dù Luật đất đai 2013 và Bộ luật dân sự 2015 có quy định rất rõ về vấn đề này nhưng thực tế rất nhiều người dân không nắm rõ dẫn tới nhiều vụ tranh chấp không đáng có.

Đối với đất hộ gia đình thì có người con có chung quyền sử dụng đất đã có một phần đất chung của hộ gia đình nên việc cha mẹ sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng cho con theo ý của mình (bản chất là lấy một phần đất của con để tặng cho con) hoặc tặng cho không công bằng giữa những người con theo quan niệm “trọng nam khinh nữ” rằng con trai sẽ phụng dưỡng cha mẹ khi con sống và nhang khói khi cha mẹ mất đi nên sẽ được chia phần hơn, con gái đi lấy chồng theo nhà chồng nên sẽ được chia phần ít. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tranh chấp sau này.

Trường hợp 3: Đất là tài sản chung của vợ chồng, khi một người chết đi nhưng không làm thủ tục chia di sản thừa kế mà người còn lại sang tên nhà đất cho con theo ý mình.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau: “1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản”.

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, khi một người chết đi thì ½ khối tài sản chung đó được xác định là di sản thừa kế, nếu có di chúc thì chia theo di chúc, còn nếu không có di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế do không am hiểu quy định của pháp luật nên khi vợ chồng chết thì người còn lại tặng cho quyền sử dụng đất chung theo ý chí của mình mà không chia thừa kế. Chưa kể là khi tặng cho quyền sử dụng đất thì cha mẹ có thể phân chia không đồng đều giữa những người con nên rất dễ xảy ra tranh chấp với nhau.

Vậy để tránh rơi vào 3 trường hợp trên thì người sử dụng đất có nhu cầu tặng cho, chuyển nhượng thì cần phải tiến hành trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật như là lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và đăng ký biến động, sang tên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

 

-DT-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

TRỤ SỞ: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm